X

Giáo án Địa lí 6 Cánh diều

Giáo án Địa Lí 6 Bài 21: Lớp đất trên Trái Đất - Cánh diều


Giáo án Địa Lí 6 Bài 21: Lớp đất trên Trái Đất - Cánh diều

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Yêu cầu cần đạt: Sau bài học, giúp HS:

1. Năng lực

* Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích được mối liên hệ giữa các yếu tố tự  nhiên đến quá trình hình thành đất.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng sơ đồ, biểu đồ để trình bày được các tầng đất và thành phần đất. Kể được tên và xác định được trên bản đồ một số nhóm đất điển hình ở vùng nhiệt đới hoặc ôn đới.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Để giải thích các tình huống trong thực tế và cuộc sống.

2. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.Có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ đất.

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học. 

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

  - Bản đồ các nhóm đất chính trên Trái Đất.

  - Mặt cắt thẳng đứng của tầng đất.

  - Phiếu học tập. 

  - Một số mẫu đất hoặc hình ảnh đất tại địa phương.

  - Tranh ảnh, video về các tầng đất, thành phần đất, nhân tố hình thành đất và các nhóm đất điển hình trên trái đất.

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động mở bài:( 3 phút)

a. Mục tiêu

    - Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.

    - Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

b. Nội dungHọc sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c.  Sản phẩmThuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển  giao nhiệm vụ

GV: Từ nhỏ, khi đi tham quan ruộng, vườn, em đã biết cây muốn sống được phải có đất. Nếu đất tốt thì cây sinh trưởng và đơm hoa, kết trái tốt. Nếu đất xấu ( nghèo chất dinh dưỡng) thì phải bón phân cho đất. Lớp đất trên Trái Đất tuy mỏng nhưng nếu không có đất thì điều gì sẽ xảy ra?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận 

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 

HS: Trình bày kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động mở bài:( 3 phút)

 a. Mục tiêu

    - Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.

    - Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

b. Nội dungHọc sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c.  Sản phẩmThuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Đất là một trong các thành phần tự nhiên của Trái Đất. Sự sống trên Trái Đất được bao bọc, nuôi dưỡng và phát triển nhờ đất. Em có biết: Đất gồm những thành phần nào? Đất được hình thành như thế nào?Trên Trái Đất có bao nhiêu nhóm đất điển hình?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

HS: Suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.

HS: Trình bày kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới.

HS: Lắng nghe, vào bài mới.

2.. Hình thành kiến thức mới (35 phút)


*Hoạt động 1: Tìm hiểu về lớp đất trên Trái Đất

a. Mục tiêu:

   - Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất.

   - Trình bày được một số nhân tố hình thành đất.

b. Nội dung: 

- Tìm hiểu khái niệm lớp đất.

   - Sử dụng đoạn văn để tìm hiểu các thành phần chính của đất.

   - Kể tên các tầng đất, biết được tầng nào có vai trò quan trọng nhất đối với cây trồng.

   - Phân tích vai trò của các nhân tố hình thành đất.

c.  Sản phẩm: câu trả lời và bài làm của HS.

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính


Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS

 Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về lớp đất trên Trái Đất

GV: Dựa vào thông tin SGK và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết:

 - Lớp đất là gì?

 - Vì sao giun đất được ví như chiếc cày trong nông nghiệp?

 - Để tăng độ phì cho đất chúng ta cần phải làm gì?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu thành phần của đất.

GV: HS hoạt động cặp đôi để tìm hiểu về tp của đất.

 Yêu cầu HS đọc đoạn thông tin sau, trao đổi với bạn, gạch chân dưới các từ chỉ thành phần, nguồn gốc của đất?

" Đất có vai trò quan trọng đối với cs của con người, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đất gồm 2 thành phần chínhkhoánghữu cơ. Thành phần khoáng được hình thành do sự phong hóa của đá mẹ thành các hạt đất có kích thước khác nhau. Thành phần hữu cơ được hình thành do sự phân hủy các xác sinh vật tạo nên mùn cho đất và thường có màu sắc thẫm hoặc đen. Người ta thấy trong đất còn có nước và không khí."

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu các tầng đất

GV: Dựa vào H.21.2, hãy cho biết:

Giáo án Địa Lí 6 Bài 21: Lớp đất trên Trái Đất | Cánh diều

  - Kể tên các tầng tầng mặt cắt thẳng đứng các tầng đất theo chiều từ trên xuống?

 - Sự khác nhau giữa các tầng đất?

 - Tầng nào có vai trò quan trọng nhất đối với cây trồng? Vì sao?

Nhiệm vụ 4: Các nhân tố hình thành đất

GV: chia lớp làm 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để tìm hiểu về vai trò của các nhân tố tham gia vào quá trình hình thành đất.

Giáo án Địa Lí 6 Bài 21: Lớp đất trên Trái Đất | Cánh diều

 - Hoạt động cá nhân 2 phút

 - Hoạt động nhóm 3 phút

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, thảo luận trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng.

HS: Lắng nghe, ghi vở.

1. Lớp đất trên Trái Đất

 a. Đất:

  - Đất là một lớp vật chất mỏng trên cùng của vỏ TĐ, có độ dày từ vài cm ở cùng đồng rêu vùng Bắc cực cho đến 2-3m ở vùng nhiệt đới nóng ẩm.

  - Đất có độ phì tự nhiên.

 b. Thành phần của đất:

  - Gồm 4 thành phần chính: Chất khoáng, chất hữu cơ, nước và không khí.

c. Các tầng đất:

- Theo chiều thẳng đứng từ trên xuống gồm: tầng thảm mục, tầng mùn, tầng tích tụ, tầng đá mẹ và tầng đá gốc.

 - Mỗi tầng có màu sắc, thành phần, dấu hiệu nhận biết khác nhau.

d. Các nhân tố hình thành đất:

- Đá mẹ, khí hậu, sinh vật là 3 nhân tố quan trọng nhất

  - Ngoài ra còn có nhân tố: thời gian, địa hình và con người.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số nhóm đất chính trên Trái Đất

a. Mục tiêu:  HS kể tên và xác định được trên bản đồ 1 số loại đất có diện tích lớn trên thế giới

b. Nội dung: Tìm hiểu Một số nhóm đất điển hình trên Trái Đất.

    - Đọc lược đồ các nhóm đất chính trên Trái Đất, xác định vị trí phân bố của 1 số nhóm đất chính trên Trái Đất.

   - Hoàn thành nội dung phiếu học tập.

c.  Sản phẩm: Thông tin phản hồi phiếu học tập.

Khu vực

Vùng nhiệt đới

Vùng ôn đới

Loại đất chính

Đất feralit đỏ và đỏ vàng

Đất pốt-dôn và pốt-dôn cỏ

Điều kiện hình thành

Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, quá trình phong hóa diễn ra mạnh

Khí hậu ôn đới lạnh lục địa

Thảm thực vật đặc trưng

Rừng nhiệt đới, cận nhiệt

Rừng lá rộng xen cây lá kim, rừng lá kim

d. Cách thực hiện.


Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ

 GV: yêu cầu học sinh quan sát H.21.3 và thông tin SGK trao đổi theo cặp rồi điền thông tin vào phiếu học tập:

- Kể tên một số loại đất chính ở đới nhiệt đới và xích đạo.

- Xác định trên lược đồ sự phân bố của các loại đất này.

Giáo án Địa Lí 6 Bài 21: Lớp đất trên Trái Đất | Cánh diều

Giáo án Địa Lí 6 Bài 21: Lớp đất trên Trái Đất | Cánh diều

GV: yêu cầu học sinh quan sát H.21.4 và 21.5 và thông tin SGK trao đổi theo cặp rồi điền thông tin vào phiếu học tập:

Khu vực

Vùng nhiệt đới

Vùng ôn đới

Loại đất chính



Điều kiện hình thành



Thảm thực vật đặc trưng




Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, thảo luận trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi vở.

2. Một số nhóm đất chính

- Đất trên Trái Đất rất phong phú và đa dạng

- Một số nhóm đất chính:

( Phiếu học tập hoàn thiện)



3. Hoạt động luyện tập (5 phút)

a. Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học 

b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi 

c.  Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: đưa ra các câu hỏi.

Câu 1. Kể tên và xác định trên hình 21.3 một số nhóm đất chính ở vùng cận nhiệt đới.

Câu 2. Quan sát hình 21.3, hãy cho biết ở nước ta có những nhóm đất nào?

Câu 3: Dựa vào bản đồH.21.3(SGK) cho biết tên nhóm đất phổ biến ở nước ta?Giá trị kinh tế của những nhóm đất này?

Câu 4: .Tại sao để bảo vệ đất, chúng ta phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc?

Câu 5:. Con người có tác động như thế nào đến sự biến đổi của đất?

HS: lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ, thảo luận theo cặp  để tìm đáp án đúng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học

4. Hoạt động vận dụng (2 phút)

a. Mục tiêu:  Hệ thống lại kiến thức  có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ.

c.  Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm.

d. Cách thức thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 

GV giao nhiệm vụ: Hãy sưu tầm tư liệu, nghiên cứu để viết về nhóm đất phổ biến ở nước ta.

 Vì sao việc sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện. 

HS: Hỏi và đáp ngắn gọn

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau trình bày.

Bước 4: Kết luận – nhận định: GV nhận xét đánh giá ở tiết học sau.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa lí lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác: