X

Giáo án Địa lí 6 Cánh diều

Giáo án Địa Lí 6 Bài 5: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất - Cánh diều


Giáo án Địa Lí 6 Bài 5: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất - Cánh diều

I. MỤC TIÊU

Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực

- Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: vị trí, tương quan với các hành tỉnh khác,...

- Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất.

- Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, tự tìm tòi kiến thức thông qua các hoạt động học tập.

- Dần hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: biết xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; mô tả được hình dạng và kích thước của Trái Đất.  

- Sử dụng các công cụ: hình vẽ, tranh ảnh, video clip từ góc nhìn địa lí. 

2. Phẩm chất

- Có ý thức bảo vệ hành tinh xanh, tự tin trong cuộc sống.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Quả Địa Cầu.

- Tranh ảnh về hệ Mặt Trời.

- Các video, hình ảnh về Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

- Phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Hoàn thành phiếu bài tập đã phát ở tiết học trước.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)

a. Mục tiêu: 

- Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.

- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c.  Sản phẩm: Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình sau khi nghe bài hát “Trái Đất này là của chúng mình”.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

HS: Suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.

HS: Trình bày kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới : Trái Đất được gọi là hành tinh xanh. Nó còn được ví như “quả bóng xanh bay giữa trời xanh”. Vậy thực tế hành tinh này của chúng ta đang nằm ở đâu trong hệ Mặt Trời ? Hình dạng và kích thước của nó ra sao ? Trả lời những câu hỏi này sẽ góp phần giúp chúng ta yêu quý hành tinh xanh hơn, để chung tay bảo vệ Trái Đất này.

HS: Lắng nghe, vào bài mới.

                                       Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới (37 phút)

Hoạt động 2.1: Trái Đất trong hệ Mặt Trời (15 phút)

a. Mục tiêu: Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời và ý nghĩa của khoảng cách đó.

b. Nội dung: Tìm hiểu về vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

c.  Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh 

d. Tổ chức hoạt động: 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Yêu cầu HS thảo luận cặp (Thời gian: 3 phút) để hoàn thành Phiếu học tập số 1 bằng cách xem đoạn video clip về Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt trời kết hợp với kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa. 

HS: 

- Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe và hoàn thành phiếu học tập.

- Trao đổi, thảo luận trong cặp để thống nhất.

1. Trái Đất trong hệ Mặt Trời


- Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.


- Ý nghĩa: Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng cách lí tưởng giúp cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể tồn tại và phát triển.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 1 phút hoàn thành phiếu học tập, 2 phút thảo luận cặp.

- GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV:

+ Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày.

+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).

- HS:

+ Trả lời câu hỏi của GV.

+ Đại diện báo cáo sản phẩm.

+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng.

HS: Lắng nghe, ghi bài.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về Hình dạng, kích thước của Trái Đất (22 phút)

a. Mục tiêu:  Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất.

b. Nội dung: Tìm hiểu hình dạng, kích thước của Trái Đất.

c.  Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh 

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Yêu cầu HS đọc kênh chữ, kênh hình trong SGK và kết hợp với những hiểu biết của mình để thảo luận nhóm lớn (Thời gian 5 phút) để hoàn thành Phiếu học tập số 2.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất 


- Trái Đất có hình cầu.


- Trái Đất có bán kính Xích đạo là 6 378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2

🡪 Nhờ xác định được kích thước và hình dạng của Trái Đất mà bằng các thiết bị định vị toàn cầu, có thể xác định được tọa độ của các địa điểm trên Trái Đất, khoảng cách giữa các điểm hay vẽ chính xác bản đồ thế giới.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 2 phút hoàn thành phiếu học tập, 3 phút thảo luận nhóm.

- GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV:

+ Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày.

+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).

- HS:

+ Trả lời câu hỏi của GV.

+ Đại diện báo cáo sản phẩm.

+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng.

HS: Lắng nghe, ghi bài.

Hoạt động 3: Luyện tập.

a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu, hệ thống lại nội dung kiến thức bài học.

b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm .

c.  Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm/bài tập liên quan đến bài học hôm nay.

Bài 1: Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1: Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào sau đây xa Mặt Trời nhất ?

A. Kim tinh.

B. Thiên Vương tinh.

C. Thủy tinh.

D. Hải Vương tinh.

Câu 2: Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào sau đây gần Mặt Trời nhất ?

A. Mộc tinh.

B. Kim tinh.

C. Thủy tinh.

D. Thổ tinh.

Câu 3: Đứng thứ năm trong hệ Mặt Trời (tính từ trong ra) và có kích thước lớn nhất là:

A. Mộc tinh.

B. Hải Vương tinh.

C. Thiên Vương tinh.

D. Hỏa tinh.

Câu 4: Đứng thứ nhất trong hệ Mặt Trời (tính từ trong ra) và có kích thước nhỏ nhất là:

A. Mộc tinh.

B. Thủy tinh.

C. Kim tinh.

D. Thổ tinh.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng với vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời?

A. Nằm ở vị trí thứ ba từ Mặt Trời trở ra.

B. Nằm ở vị trí thứ ba từ ngoài trở vào Mặt Trời.

C. Khoảng cách đến Mặt Trời là 149,6 triệu km.

D. Khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất phù hợp cho sự sống. 

Câu 6: Trái Đất có dạng hình gì ?

A. Tròn.

B. Cầu.

C. Elip.

D. Vuông.

Câu 7: Bán kính của Trái Đất là:

A. 6378 km.

B. 40 076 km.

C. 510 triệu km2.

D. 149,6 triệu km.

Bài 2: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

A. Mặt Trời là một hệ hành tinh, gồm nhiều thiên thể.

B. Hệ Mặt Trời là một hệ sao, với nhiều sao có khả năng tự phát sáng.

C. Hệ Mặt Trời là một hệ sao trong dải Ngân Hà, có tám hành tinh.

D. Mặt Trời là một ngôi sao tự phát ra ánh sáng nằm trong hệ Mặt Trời.

Bài 3: Để thuyết phục người khác rằng: Trái Đất có dạng hình khối cầu, em có thể sử dụng các dẫn chứng nào sau đây?

A. Ảnh chụp Trái Đất từ vệ tinh.

B. Bóng Trái Đất che Mặt Trăng vào đêm nguyệt thực.

C. Sơ đồ hệ Mặt Trời trong SGK.

D. Sự tích bánh chưng, bánh giầy. 

HS: Lắng nghe.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ để tìm câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm/bài tập.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học.

Bài 1:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

D

C

A

B

B

B

A

Bài 2: Sai : A, B; Đúng : C, D.

Bài 3: Cần dùng các dẫn chứng A, B.

Hoạt động 4. Vận dụng (5 phút)

a. Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập/báo cáo ngắn

c. Sản phẩm: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.

d. Tổ chức hoạt động:

HS thực hiện ở nhà

Bước 1. 

- GV đưa ra nhiệm vụ: 

Bài 1: Khi đứng ở bờ biển quan sát một con tàu từ xa vào bờ, đầu tiên ta chỉ nhìn thấy ống khói, sau đó là một phần thân tàu, cuối cùng ta mới nhìn thấy toàn bộ con tàu. Dựa vào kiến thức về hình dạng của Trái Đất để giải thích hiện tượng đó.

Bài 2: Tại sao người ta phải xây dựng các đài quan sát ở ven biển ? Kể tên ba đài quan sát ven biển của nước ta.

Bài 3: Giả sử có người sinh sống ở hành tinh khác, em hãy viết một lá thư khoảng 10 dòng giới thiệu về Trái Đất của chúng ta với họ. 

🡪 Gợi ý trả lời:

+ Bài 1: Do Trái Đất hình cầu, nên khi đứng ở trên biển quan sát một con tàu từ xa vào bờ, đầu tiên ta chỉ thấy điểm cao nhất của con tàu (ống khói), sau đó là điểm ở giữa, thấp hơn ống khói, tức là thân tàu. Khi con tàu tới gần, chúng ta mới có thể nhìn thấy toàn bộ con tàu.

+ Bài 2: Xây dựng các đài quan sát trên biển với mục đích mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biển Việt Nam.

Một số đài quan sát ven biển nước ta: Kê Gà (tỉnh Bình Thuận), Đại Lãnh (tỉnh Phú Yên), Hòn Dáu (thành phố Hải Phòng)…

Bước 2. 

- HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đề cần tham khảo.

Bước 3. 

- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau trình bày.

                               Giáo án Địa Lí 6 Bài 5: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất | Cánh diều

                               Giáo án Địa Lí 6 Bài 5: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất | Cánh diều

                               Giáo án Địa Lí 6 Bài 5: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất | Cánh diều

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa lí lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác: