X

Giáo án GDCD 12 chuẩn

Giáo án GDCD 12 Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại (tiết 1)


Giáo án GDCD 12 Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại (tiết 1)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

- Nhận biết được điều ước Quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia.

- Nhận biết được cách thực hiện điều ước Quốc tế giữa các quốc gia.

- Hiểu được sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các điều ước Quốc tế.

2. Về kĩ năng

- Phân biệt được điều ước quốc tế với các văn bản pháp luật quốc gia.

3. Về thái độ

- Biết hưởng ứng các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về đối ngoại

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của GV

- SGK, SGV, tình huống GDCD 12.

2. Chuẩn bị của HS

- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.

- Sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Pháp luật có vai trò gì đối với sự phát triển bền vững của đất nước?

3. Giảng bài mới

Thế giới ngày nay là thế giới của sự hội nhập và toàn cầu hóa. Trong bối cảnh quốc tế, Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã và đang thực hiện những phương châm: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế; phấn đấu vì hòa bình và sự tiến bộ của nhân loại. Nội dug đó là gì, chúng ta cùng tìm hiểu bài 10.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

* Hoạt động 1: Vai trò của PL đối với hòa bình và sự phát triển, tiến bộ của nhân lọai.

GV: Pháp luật là gì?

HS: Trả lời

GV: Kết luận

1. Vai trò của PL đối với hòa bình và sự phát triển, tiến bộ của nhân lọai

PL là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia.

Pháp luật là cơ sở để các nước xây dựng và phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc.

PL là cơ sở để thực hiện hợp tác KT Thương mại giữa các nước.

Pháp luật là cơ sở để bảo vệ quyền con người trên tòan thế giới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia

- Khái niệm điều ước quốc tế

GV hỏi: Điều ước quốc tế là gì?

Các em đã biết đến ĐƯQT nào (Ví dụ: hiệp định, công ước)?

HS có thể kể tên một số điều ước quốc tế

Ví dụ:

- Công ước của LHQ về quyền trẻ em

- Hiệp định thương mại Việt – Mỹ.

GV giảng...

Vậy thế nào là điều ước quốc tế ?

Ví dụ:

 + Hiến chương LHQ, Hiến chương ASEAN,

 + Hiệp định TM Việt Nam – Hoa Kì

 + HƯ về Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân.

 + Công ước của LHQ về quyền trẻ em.

 + Nghị định thư Ki-ô-tô về môi trường.

2. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia

GV: Giữa ĐƯQT và PL quốc gia có mối liên quan với nhau như thế nào?

HS trao đổi, phát biểu.

GV giảng...

Ví dụ: Các văn bản quy phạm PL:

- Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp NN, Luật Đầu tư, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Thương mại, Bộ luật LĐ, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Quốc tịch, Luật Biên giới quốc gia,...

- Qua các luật này, có thể thấy NN Việt Nam đã thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế được xác định trong các ĐƯQT đa phương và song phương

2. Điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia.

a) Khái niệm điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật quốc tế do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thỏa thuận kí kết, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế.

Điều ước quốc tế là tên gọi chung, trong đó từng điều ước quốc tế có thể có những tên gọi khác nhau như: hiến chương, hiệp ước, hiệp định, công ước, nghị định thư, v.v…

b) Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia

Điều ước quốc tế là một bộ phận của pháp luật quốc tế. Các quốc gia thực hiện điều ước quốc tế bằng cách:

Ban hành văn bản pháp luật mới để cụ thể hóa nội dung của điều ước quốc tế hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế liên quan.

Tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước liên quan để thực hiện các văn bản pháp luật trên, tức là để điều ước quốc tế được thực hiện ở quốc gia mình.

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 12 chuẩn khác: