X

Giáo án GDCD 12 chuẩn

Giáo án GDCD 12 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (tiết 3)


Giáo án GDCD 12 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (tiết 3)

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

1. Trình bày nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển văn hoá?

2. Em hãy cho biết nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội?

3. Giảng bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

* Hoạt động 1: Một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.

- Hình thức tổ chức dạy học: Học theo lớp, học cá nhân, học theo nhóm.

* Bước 1: GV phân nhóm, quy định thời gian thảo luận cho từng nhóm.

* Bước 2: GV nêu câu hỏi thảo luận cho từng nhóm.

- Nhóm 1: Em hãy phân biệt môi trường và tài nguyên thiên nhiên ?

HS: Trao đổi, phát biểu.

GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.

 + Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. Ví dụ: sông tự nhiên, hồ tự nhiên, biển, đồi núi, rừng cây (tự nhiên và nhân tạo), sông đào, kênh đào, công trình thuỷ lợi, nhà máy, công viên, khói bụi và chất thải từ các nhà máy, bầu khí quyển,…

 + Tài nguyên thiên nhiên là của cải vật chất của tự nhiên đã có từ lâu mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cho cuộc sống của mình. Đó có thể là tài nguyên trong lòng đất như than, quặng, dầu, khí đốt, nguồn nước (bao gồm cả nước khoáng và nước nóng thiên nhiên) hoặc tài nguyên trên mặt đất như rừng cây, động vật quý hiếm trong rừng, núi, hải sản (tôm, cá ở biển, ở sông, hồ tự nhiên)…

- Nhóm 2: Em có cho rằng, bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước hay không? Vì sao?

HS: Trao đổi, phát biểu.

GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.

Bảo vệ môi trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước, vì môi trường có được bảo vệ thì kinh tế mới có điều kiện tăng trưởng, mà kinh tế tăng trưởng là tiền đề cho phát triển bền vững đất nước.

d) Một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường

Để bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, Nhà nước đã ban hành một hệ thống các văn bản như: Luật bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thủy sản, Luật Dầu khí, Luật Khóang sản, Luật Tài nguyên nước...

Pháp luật về bảo vệ môi trường quy định, việc bảo vệ môi trường phải tuân thủ theo nguyên tắc: bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, lịch sử, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, cần kể đến:

  1/ Hiến pháp 1992;

  2/ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;

  3/ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;

  4/ Luật Thuỷ sản năm 2003

  5/ Luật Khoáng sản năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2005);

  6/ Luật Dầu khí năm 1993;

  7/ Luật Đất đai năm 2003;

  8/ Luật Tài nguyên nước năm 1998.

Trong các văn bản quy phạm pháp luật này, Luật Bảo vệ môi trường giữ vị trí quan trọng nhất.

* Lưu ý: Trong pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trong đặc biệt, vì rừng là tài nguyên quý giá, có giá trị to lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:

4.1. Tổng kết:

- GV củng cố nội dung chính của bài học

- Hướng dẫn HS làm một số bài tập trong SGK

4.2. Hướng dẫn học tập

- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..)

- Đọc phần tiếp theo bài 9

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 12 chuẩn khác: