Giáo án GDCD 12 Ngoại khóa: Luật giao thông đường bộ - Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ của công dân
Giáo án GDCD 12 Ngoại khóa: Luật giao thông đường bộ - Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ của công dân
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức
- Hiểu được những kiến thức cơ bản, vững chắc những qui định về luật giao thông đường bộ.
- Giúp HS nắm vững khắc sâu các kiến thức đã học.
- Thấy được mức độ gia tăng nhanh các phương tiện giao thông và mức độ báo động các vụ tai nạn giao thông đang xảy ra hàng ngày.
- Nắm được những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.
- Giúp các em nắm được 1 số biển báo hiệu an toàn giao thông quan trọng
2. Về kĩ năng
- Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện những qui định về luật giao thông đường bộ.
- Biết xử sự phù hợp với qui định của luật giao thông đường bộ trong quá trình tham gia giao thông: đi bộ, đi xe đạp, xe máy để thực hiện đúng PL về giao thông.
3. Về thái độ
- Có ý thức trách nhiệm và tinh thần tự giác, tham gia tích cực giữ gìn trật tự an toàn giao thông, ở mọi nơi, mọi chỗ, mọi địa điểm; đồng thời phê phán mọi hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ.
II. Các năng lực hướng tới phát triển ở học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Pháp lệnh Xử lí vi phạm HC năm 2002 (sửa đổi bổ xung năm 2008) NĐ146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 về qui định xử phạt vi phạm HC trong lĩnh vực GT đường bộ
2. Chuẩn bị của học sinh
- Bảng biểu, máy vi tính, đèn chiếu nếu có.
- Tranh , ảnh, một số luật, bộ luật, sơ đồ có liên quan nội dung bài học.
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
+ Thảo luận nhóm.
+ Xử lý tình huống
+ Đọc và hợp tác.
+ Phương pháp trực quan.
IV. Phương tiện dạy học
- Sách học sinh, SGV, SGK môn GDCD lớp12
- Giấy Ao, bút dạ, thước kẻ
- Bộ luật hình sự
- Hiến pháp 2013...
V. Tổ chức dạy học
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Không
- Giảng bài mới.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
1. Khởi động: * Mục tiêu: - Kích thích các em tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về luật giao thông đường bộ, ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của công dân. - Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực tự phê phán của học sinh... * Cách tiến hành:. - GV sử dụng máy chiếu, chiếu hình ảnh về tham gia giao thông đường bộ, số liệu tai nạn tử vong, thương tích khi chưa thực hiện nghiêm túc khi tham gia giao thông. - HS xem. - GV đặt câu hỏi thảo luận: Em có nhận xét gì về việc thực hiện giao thông đường bộ? - Hậu quả của việc thực hiện không nghiêm túc luật giao thông? - HS trả lời. - GVKL vào bài mới: |
|
2. Hoạt động hình thành kiến thức.. Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để tìm hiểu tình hình trật tự an toàn giao thông. * Mục tiêu: - HS nêu được tầm quan trọng, đặc điểm của hệ thống giao thông; tình hình tai nạn giao thông. - Năng lực- Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực phê phán phán của HS. * Cách tiến hành:: * Bước 1: GV Chia 3 nhóm cho HS thảo luận theo các nội dung Sau: + Nhóm 1: Tầm quan trọng của hệ thống giao thông + Nhóm 2: Đặc điểm của hệ thống giao thông đường bộ + Nhóm 3: Tình hình tai nạn giao thông. (nêu số liệu - đường bộ chiếm trên 90% số vụ) Nguyên nhân gây tai nạn? - HS: Đại diện các nhóm trình bày, bổ xung ý kiến. - GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận. |
I. Tình hình trật tự an toàn giao thông 1. Tầm quan trọng của hệ thống giao thông - Giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, là đk quan trọng để nâng cao cuộc sống của mọi người. - GTVT có quan hệ chặt chẽ mọi mặt của đời sống xh, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. (GTVT gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không) 2. Đặc điểm của hệ thống giao thông đường bộ - Chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và công cuộc xây dựng đất nước. - Do phương tiện tăng nhanh, trong khi đó đường xá không tăng kịp, vì vậy giao thông đường bộ thực sự khó khăn. 3. Tình hình tai nạn giao thông - Tai nạn giao thông ngày càng gia tăng là vấn đề bức xúc của toàn xã hội; hàng năm làm chết và bị thương hàng vạn người, thiệt hại hàng chục tỉ đồng. (nêu số liệu - đường bộ chiếm trên 90% số vụ) - Nguyên nhân gây tai nạn: + Người tham gia giao thông không tự giác chấp hành luật giao thông. + Người điều khiển xe cơ giới gây tai nạn: do không làm chủ tốc độ, lấn đường; Vi phạm qui định về chở hành khách, chở hàng, uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện. + Người đi xe đạp dễ bị tai nạn: do phóng bừa, đi hàng ba, hàng tư, rẽ bất ngờ trước đầu xe không làm tín hiệu, lao xe từ trong nhà, trong ngõ ra đường chính, đi sai phần đường qui định, trẻ em đi xe đạp người lớn. + Người đi bộ bị tai nạn: do đi không đúng phần đường qui định, chạy qua đường không chú ý quan sát, nhẩy hoặc bám tầu xe đang chạy, đá bóng, đùa nghịch dưới lòng đường, băng qua đường sắt không quan sát. |
Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp thuyết trình, gợi mở để tìm hiểu một số điều luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT đường bộ. * Mục tiêu: - HS hiểu được một số biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT đường bộ. - Năng lực- Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực phê phán phán của HS. * Cách tiến hành:: - GV chiếu pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi bổ xung năm 2008)NĐ146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 về qui định xử phạt vi phạm HC trong lĩnh vực GT đường bộ: - GV hỏi HS: Các em nêu những hình thức phạt giao thông đường bộ? - HS nêu. - GV kết luận. |
II. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT đường bộ Pháp lệnh Xử lí vi phạm HC năm 2002 (sửa đổi bổ xung năm 2008) NĐ146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 về qui định xử phạt vi phạm HC trong lĩnh vực GT đường bộ: Người có hành vi vi phạm TTATGT sẽ bị xử phạt theo một trong các hình thức: - Cảnh cáo - Phạt tiền (Tuỳ t/c, mức độ vi phạm) cá nhân tổ chức còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức bổ xung sau đây: + Tước quyền sử dụng giấy phép. + Tịch thu tang, vật phương tiện được sử dụng về vi phạm hành chính. + Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. + Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm HC gây ra. + Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm HC gây ra đến 1.000.000 đồng. + Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá độc hại. * Đối với hành vi vi phạm TTATGT gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự và có thể tù từ 6 tháng đến 20 năm Đ186 BLHS. |
Hoạt động 3: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để tìm hiểu một số biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam. * Mục tiêu: - HS hiểu được một số biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam. - Năng lực- Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực phê phán phán của HS. * Cách tiến hành:: - GVChia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bộ biển báo bao gồm 5 loại biển lẫn lộn. * Yêu cầu: - Dựa vào màu sắc, hình khối em hãy phân biệt các loại biển báo. - Sau 3 phút cho HS lên dán trên tường theo đúng biển báo hiệu và nhóm của mình. - GV giới thiệu khái quát ý nghĩa? |
III. Một số biển báo hiệu giao thông đường bộ. - Biển báo cấm. - Biển báo nguy hiểm. - Biển chỉ dẫn - Biển hiệu lạnh - Biển báo tạm thời |
3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu:
- Luyện tập để HS cũng cố những gì đã biết về những kiến thức cơ bản, vững chắc những qui định về luật giao thông đường bộ.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho học sinh 4 nhóm nêu lại những kiến thức cơ bản đã học.
- HS làm bài tập.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả , lớp bổ sung ý kiến
- GV chính xác hóa kiến thức.
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu:
- Tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống bối cảnh mới nhất là vận dụng vào cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực công dân, năng lực quản lí và phát triển bản thân.
* Cách tiến hành::
a, Tự liên hệ:
- Bằng kiến thức đã học, em hiểu biết gì về tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta hiện nay.
b, Nhận diện xung quanh:
- Em hãy nêu những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ.
c, GV định hướng HS:
- HS tôn trọng và thực hiện đúng luật an toàn giao thông đường bộ.
d, HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
5. Hoạt động mở rộng
- GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản pháp luật trên mạng Internet, ví dụ: http://moj.gov.vn