Giáo án GDCD 12 Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống (tiết 1)
Giáo án GDCD 12 Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống (tiết 1)
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Hiểu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
2. Về kĩ năng
- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
3. Về thái độ
- Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hàng ngày
- Phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân.
II. Các năng lực hướng tới phát triển ở học sinh
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực quản lí và phát triển bản thân
- Năng lực tư duy phê phán về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong lao động và trong kinh doanh...
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
- Đàm thoại
- Thuyết trình., thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
- Đọc hợp tác...
IV. Phương tiện dạy học
- HD thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD THPT
- Giáo án, SGK, SGV GDCD lớp 12, Tình huống GDCD 12
- Tranh, ảnh, sơ đồ và các tư liệu, tình huống có liên quan đến nội dung bài học.
V. Tổ chức dạy học
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
1. Khởi động * Mục tiêu: - Kích thích học sinh tìm hiểu về nội dung của pháp luật về bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Cách tiến hành: - GV cho học sinh xem video về tình trạng bạo lực trong gia đình. - Học sinh: Xem video. GV đưa ra câu hỏi: Em nhận xét gì về hành vi của người chồng trong đoạn video trên? - GV gọi 2 đến 3 học sinh trả lời - GV nêu câu hỏi: Bằng sự hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết thực trạng hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay như thế nào? - GV gọi 2 đến 3 học sinh trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung (nếu có). * GV chốt lại: Bình đẳng giữa mỗi thành viên trong cộng đồng XH là một nhu cầu tự nhiên và cũng là mơ ước cháy bỏng của nhân loại TBộ. Ở nước ta, hiện nay trình trạng bạo lực đang ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và đặc biệt là đến quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em. Vậy nguyên nhân do đâu? cần phải làm gì để hạn chế và khắc phục tình trạng trên chúng ta cùng tìm hiểu nội dung thứ nhất của bài học: |
|
2. Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động 1. Phát vấn tìm hiểu khái niệm bình đẳng trong hôn nhân và gia đình * Mục tiêu - HS nhắc lại được khái niệm hôn nhân và khái niệm gia đình đã học ở lớp 10. - Học sinh nêu được thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. - Rèn luyện năng lực nhận thức cho học sinh. * Cách tiến hành GV: Em hãy nhắc lại KN hôn nhân đã học ở lớp 10 - GV gọi 2 đến 3 học sinh trả lời - GV tiếp tục nêu câu hỏi: ? Em hiểu thế nào là bình đẳng trong HN –GĐ? GV: Giúp HS hiểu KN và chuyển ý. |
1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình - Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. |
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm tìm hiểu về nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. * Mục tiêu - HS trình bày được nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực tư duy phê phán cho học sinh * Cách tiến hành GV đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận Tổ nhóm - 4 nhóm – chia lớp thành 4 nhóm * Nhóm 1: Bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình được thể hiện như thế nào? Pháp luật quy định quyền bình đẳng giữa vợ và chồng có ý nghĩa như thế nào? * Nhóm 2: Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái được thể hiện như thế nào? Nêu một vài biểu hiện về việc làm sai trái của cha mẹ đối với con và các con đối với cha mẹ? * Nhóm 3: Bình đẳng giữa ông bà và cháu được thể hiện như thế nào? Là một người cháu trong gia đình em đã làm gì để góp phần thực hiện quyền bình đẳng giữa ông bà và cháu? * Nhóm 4: Bình đẳng giữa anh, chị em trong gia đình được thể như thế nào? Hãy dẫn ra một vài câu ca dao tục ngữ ca ngợi tình giữa anh chị em trong gia đình? - HS: Thảo luận trong thời gian 4 phút. - GV: Quan sát, hướng dẫn. - HS: Đại diện phát biểu ý kiến – HS khác nhận xét, bổ xung. - GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận - HS: Tự ghi bài: GV kết luận nội dung và nhấn mạnh kiến trọng tâm: Quan hệ giữa các thành viện trong gia đình được thể hiện ở việc đối xử công bằng, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Có quyền được được phát triển cà cùng nhau giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam. |
b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. * Bình đẳng giữa vợ và chồng. “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”.Thể hiện: - Trong quan hệ nhân thân: Có quyền ngang nhau lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng, giữ gìn nhân phẩm, danh dự, uy tín của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; giúp đỡ, tạo đk cho nhau phát triển về mọi mặt, KHHGĐ, chăm sóc con... VD: - Trong quan hệ tài sản: + Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt); + Vợ chồng có quyền có tài sản riêng. * Bình đẳng giữa cha mẹ và con: - Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với các con, thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc... - Không được phân biệt, đối xử, ngược đãi, hành hạ con... con trai, con gái phải chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện như nhau... - Con phải yêu thương vâng lời, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ... * Bình đẳng giữa ông bà và các cháu: - Ông bà có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, gíao dục, là tấm gương tốt cho các cháu noi theo. - Các cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà. * Bình đẳng giữa anh, chị em: - Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. - Có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục… c. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình (Giảm tải – Không dạy) |
3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu
- Luyện tập để học sinh củng cố những gì đã biết về bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
- Biết ứng xử phù hợp trong một tình huống giả định.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
* Cách tiến hành
- GV lần lượt đưa câu hỏi củng cố nội dung bài học:
“Con hư tại mẹ cháu hư tại bà”.
Em có nhận xét gì về quan điểm trên?
- HS suy nghĩ và trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
4. Hoạt động vận dụng
* Muc tiêu
- Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực công công dân, năng lực tự quản lí và phát triển bản thân
* Cách tiến hành
1. GV yêu cầu:
a. Tự liên hệ:
- Trong cuộc sống em đã vận dụng tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong các mối quan hệ với các thành viên của gia đình mình chưa?
- Nêu những việc làm tốt, những việc làm chưa tốt của bản thân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực hiện quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? Nêu cách khắc phục những việc làm và hành vi chưa tốt đó?
b. Nhận diện xung quanh
- Hãy nêu một số việc làm thể hiện bình đẳng giữa bạn nam và nữ trong lớp em.
c. GV định hướng học sinh
- Học sinh thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của bản thân, trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình, đồng thời biết tôn trọng các quyền của người xung quanh...
- HS làm bài tập 5
- SGK T42.
2. HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
5. Hoạt động mở rộng
- HS sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình.