X

Giáo án GDCD 12 chuẩn

Giáo án GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật (tiết 3)


Giáo án GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật (tiết 3)

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Trình bày được các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

2. Về kĩ năng

- Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.

3. Về thái độ

- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật.

II. Các năng lực hướng tới phát triển ở học sinh

- Nặng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ứng dụng CNTT, năng lực tự quanri lí và phát triển bản thân, năng lực tư duy.

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

- Thảo luận nhóm, xử lí tình huống, đọc hợp tác.

IV. Phương tiện dạy học

- Sách giáo khoa 12, sách giáo viên 12, chuẩn kiến thức kĩ năng,

- Tình huống pháp luật có liên quan đến bài học. Luật phòng chống ma túy, Bộ luật hình sự.

V. Tổ chức dạy học

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Đọc hợp tác tìm hiểu các loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí.

* Mục tiêu:

- Hs trình bày được các loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí.

- Rèn luyện năng lực: giao tiếp và hợp tác, tự học.

* Cách tiến hành:

- Gv yêu cầu Hs tự đọc điểm c mục 2: Các loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí ghi tóm tắt nội dung cơ bản. Sau đó, Hs chia sẻ nội dung đã đọc theo cặp.

- Hs tự đọc nội dung trong SGK, tìm nội dung chính, tóm tắt phần vừa đọc. Sau đó, Hs chia sẻ nội dung đã đọc theo cặp về phần cá nhân đã tóm tắt, tự giải đáp cho nhau những thắc mắc và nêu câu hỏi đề nghị Gv giải thích (nếu có).

- Gv nêu tiếp yêu cầu mỗi cặp Hs tìm một số VD về: vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính; hoặc vi phạm hình sự và trách nhiệm hình sự ,vi phạm dân sự và trách nhiệm dân sự, vi phạm kỉ luật và trách nhiệm kỉ luật.

- Hs tự học dưới sự hướng dẫn của Gv.

- Một số cặp Hs báo cáo kết quả làm việc.

- Lớp nhận xét, bổ sung theo cách hiểu của các em.

- Gv chính xác hóa đáp án của Hs và nêu thêm 1 số VD khác.

* Kết luận: Gv chốt lại nội dung của mỗi loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí.

c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí:

* Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm quy định tại Bộ luật Hình sự.

Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự, phải chấp hành hình phạt theo quy định của Tòa án. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

* Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.

Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật. Người từ 14 đến 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.

* Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng…) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác.

Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự. Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật

* Vi phạm kỉ luật là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước … do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ.

3. Hoạt động luyện tập

* Mục tiêu:

- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; biết ứng xử phù hợp trong 1 tình huống giả định.

- Rèn luyện năng lực tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề cho Hs.

* Cách tiến hành:

- Gv tổ chức cho Hs làm bài tập 2 (trong phần tư liệu) theo nhóm (4-6 em).

- Hs làm bài tập.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm bài, lớp nhận xét đánh giá và thống nhất đáp án.

* Gv chính xác hóa đáp án:

Bài tập 2:

a) Bình có nghĩa vụ đóng góp và nuôi dưỡng mẹ. Vì theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành: Con cả và con thứ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với cha mẹ. Đây không chỉ là quyền, nghĩa vụ do PL quy định công dân phải thực hiện mà còn là bổn phận đạo đức của con đối với cha mẹ.

b) Nếu là Bình, em sẽ sẵn sàng, chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ/ bổn phận của người con đối với mẹ. Hàng tháng em sẽ đóng góp tiền phụng dưỡng mẹ cho anh trai. Đi làm về, tranh thủ thời gian để chăm sóc mẹ,…

Sản phẩm: Kết quả làm việc nhóm của Hs.

4. Hoạt động vận dụng

* Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống,bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, CNTT, tự quản lý và phát triển bản thân.

* Cách tiến hành:

1. GV nêu yêu cầu:

a. Tự liên hệ.

- Nêu những việc làm tốt, những gì chưa tốt? Vì sao?

- Hãy nêu cách khắc phục những hành vi, việc làm chưa tốt.

b) Nhận diện xung quanh

- Hãy nêu nhận xét của em về việc thực hiện PL của các bạn trong lớp em và của một số người khác mà em biết.

c) GV định hướng HS

- HS tôn trọng và thực hiện đúng các quy định của PL.

- HS làm bài tập 5 trong SGK Tr 26.

2) HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.

5. Hoạt động mở rộng

- GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn Hs cách tìm văn bản PL trên mạng Iternet, VD: http://moj.gov.vn

- HS sưu tầm tìm một số VD về vi phạm hành chính và Trách nhiệm hành chính; Vi phạm hình sự và Trách nhiêm hình sự; Vi phạm dân sự và Trách nhiệm dân sự; Vi phạm kỉ luật và Trách nhiệm kỉ luật.

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 12 chuẩn khác: