X

Giáo án GDCD 12 chuẩn

Giáo án GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 2)


Giáo án GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 2)

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của các quyền tự do cơ bản của CD:

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

2. Về kĩ năng

- Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

- Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.

3. Về thái độ

- Có ý thức bảo vệ các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác

- Biết phê phán các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của công dân.

II. Các năng lực hướng tới phát triển ở học sinh

Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác,năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự phê phán...

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

+ Thảo luận nhóm.

+ Xử lý tình huống

+ Đọc và hợp tác.

+ Phương pháp trực quan.

IV. Phương tiện dạy học

- Sách học sinh, SGV, SGK môn GDCD lớp12

- Giấy Ao, bút dạ, thước kẻ

- Bộ luật hình sự

- Hiến pháp 2013...

V. Tổ chức dạy học

- Ổn định lớp.

- Kiểm tra bài cũ: Không

- Giảng bài mới.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

1. Khởi động:

* Mục tiêu:

- Kích thích các em tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

- Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực tự phê phán của học sinh...

* Cách tiến hành:.

- GV định hướng cho HS:GV hướng dẫn học sinh làm bài tập tình huống.

Tình huống: Nguyễn Thị T và Trịnh Thị H có quen biết nhau. Do nghi ngờ chị H lấy trộm điện thoại di động của mình, T đã ép chị H về nơi mình ở trọ, rồi gọi điện thoại cho mấy người khác đến. T và đồng bọn đe dọa rồi vùng vũ lực đưa chị H đến một nhà nghỉ trong thành phố. Sau đó, bọn chúng bắt ép chị H phải viết giấy biên nhận có vay nợ 15 triệu đồng. Đến 15 giờ chiều hôm sau chúng mới thả chị H ra.

Câu hỏi:

1. Hành vi của Nguyễn Thị T và đồng bọn đã xâm phạm đến quyền gì của công dân?

2. Đối với những kẻ thực hiện hành vi này, pháp luật nước ta có quy định như thế nào?

=> HS trả lời, GV bổ sung, chốt lại vấn đề vào bài mới.

1. Các quyền tự do cơ bản của công dân.

b) Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp đặt vấn đề để tìm hiểu Thế nào quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

* Mục tiêu:

- HS nêu được Thế nào là Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

- Năng lực- Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực phê phán của HS.

* Cách tiến hành::

- GV đưa ra một số câu hỏi mang tính vấn đề:

 + Theo em, nếu tính mạng một người luôn bị đe doạ thì cuộc sống của người đó sẽ như thế nào?

 + Nếu tính mạng của nhiều người bị đe doạ thì xã hội sẽ thế nào? Có phát triển lành mạnh được không?

 + Nêu khái niệm?

- HS: Trao đổi, trả lời.

- GV: N/x, bổ xung.

GV chốt lại: Nếu tính mạng của một người luôn bị đe doạ thì cuộc sống của người đó thật bất an, không thể yên ổn để lao động, học tập, công tác, vì tính mạng là vốn quý nhất của con người. Nếu tính mạng của nhiều người luôn bị đe doạ thì trật tự, an ninh xã hội không được bảo đảm...vậy Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân là:

* Thế nào là Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

- Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

Hoạt động 2:Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề để tìm hiểu nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

* Mục tiêu:

- HS nêu được nội dung Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.có thái độ và hành vi đấu tranh bảo vệ quyền Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

- Năng lực- Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực phê phán, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.

* Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành 2 nhóm.

- GV đưa ra tình huống thảo luận: ( chiếu lên màn hình hoặc viết lên trên giấy Ao.)

* Tình huống 1: A và B là hàng xóm của nhau. Một hôm, đàn gà của A sang vườn nhà B bới tung một luống rau cải, bực mình B chửi A và hai bên to tiếng với nhau. Tức thì A đã dùng gậy đánh vào chân B làm B phải vào bệnh viện điều trị và để lại thương tật ở chân. Trong trường hợp này, A đã xâm phạm tới sức khoẻ của B, vi phạm quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của CD.

* Tình huống 2: A vì ghen ghét B nên đã tung tin xấu về B có liên quan đến việc mất tiền của một bạn ở lớp.

Em hãy nêu một vài ví dụ về hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.

- HS thảo luận: 5 phút

- HS cử đại diện lên báo cáo kết quả.

- HS lớp góp ý kiến bổ sung...

- GV nhận xét, bổ sung...

- GV nêu câu hỏi:

- Thế nào là xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác?

- Đối với quyền này của công dân, pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi nào?

- HS: Trao đổi, trả lời.

- GV: N/x, bổ xung, kết luận.

- GV chốt lại nội dung

* Pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi:

 + Đánh người (đặc biệt là đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khoẻ của người khác)

 + Giết người, đe doạ giết người, làm chết người.

 + Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

GV giúp HS rút ra ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

* Nội dung:

Thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.

- Không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.

- Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.

Thứ hai: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.

- Không bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó.

* Ý nghĩa:

- Nhằm xác định địa vị pháp lí của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội.

- Đề cao nhân tố con người của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

3. Hoạt động luyện tập

* Mục tiêu:

- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân, biết ứng xử phù hợp đúng pháp luật.

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho học sinh làm bài tập 4 SGK trang 66.

- HS làm bài tập.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả , lớp bổ sung ý kiến

- GV chính xác hóa kiến thức.

4. Hoạt động vận dụng

* Mục tiêu:

- Tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống bối cảnh mới nhất là vận dụng vào cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực công dân, năng lực quản lí và phát triển bản thân.

* Cách tiến hành::

a, Tự liên hệ:

- Bằng kiến thức đã học, em hiểu biết gì về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân? Liên hệ bản thân?

b, Nhận diện xung quanh:

- Em hãy nêu những ví dụ về những hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?

c, GV định hướng HS:

- HS tôn trọng và thực hiện đúng quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?

- HS làm bài tập củng cố, chỉ rõ những hành vi sau đây, hành vi nào xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự.

d, HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.

5. Hoạt động mở rộng

- GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản pháp luật trên mạng Internet, ví dụ: http://moj.gov.vn

- HS sưu tầm một số ví dụ về Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 12 chuẩn khác: