X

Giáo án GDCD 12 chuẩn

Giáo án GDCD 12 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (tiết 1)


Giáo án GDCD 12 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (tiết 1)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

- Hiểu được vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.

- Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2. Về kĩ năng

- Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

3. Về thái độ

- Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật về kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của GV

- SGK, SGV, tình huống GDCD 12.

2. CHUẨN BỊ CỦA HS

- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.

- Sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

1. Nêu ý nghĩa quyền học tập và phát triển sáng tạo của công dân?

2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền học tập và phát triển sáng tạo của công dân?

3. Giảng bài mới

Một đất nước phát triển bền vững là một đất nước có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc về kinh tế, có sự bảo đảm ổn định và phát triển về văn hoá, xã hội, có môi trường được bảo vệ và cải thiện, có nền quốc phòng và an ninh vững chắc.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế

- Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại.

- Hình thức tổ chức dạy học: Học theo lớp, học cá nhân.

- Thời gian tổ chức hoạt động:

* Bước 1: GV yêu cầu HS đọc Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005 ( trong SGK).

* Bước 2: GV đặt câu hỏi cho HS thảo luậnThảo luận:

- GV: Kinh doanh là gì?

- HS: Trao đổi, phát biểu.

- GV: Bổ sung, kết luận.

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Theo định nghĩa này, kinh doanh bao gồm ba loại hoạt động khác nhau là hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ sản phẩm và hoạt động dịch vụ. Cả ba loại hình hoạt động này đều nhằm mục đích chính là thu lợi nhuận.

- GV: Các hoạt động kinh doanh được biểu hiện như thế nào?

 + Hoạt động sản xuất kinh doanh, là quá trình các tổ chức, cá nhân lao động để tạo ra sản phẩm vật chất cho xã hội. Bao gồm các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp…

 + Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là hoạt động thương mại nhằm thực hiện lưu thông hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng.

 + Hoạt động dịch vụ là hoạt động phục vụ cho nhu cầu của sinh hoạt của con người.

­ GV: Vậy, hiểu thế nào là quyền tự do kinh doanh của công dân?

- HS: Trao đổi, phát biểu.

- GV: Bổ sung, kết luận.

2. Một số nội dung cơ bản của phát luật về sự phát triển bền vững của đất nước

a) Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế

* Quyền tự do kinh doanh của công dân

Quyền tự do kinh doanh được qui định trong Hiến pháp và các luật về kinh doanh.

Tự do kinh doanh có nghĩa là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành họat động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.

+ Quyền tự do kinh doanh được hiểu theo các nội dung sau đây:

 - Một là, công dân có quyền tự do lựa chọn và quyết định kinh doanh mặt hàng nào. Ví dụ: sản xuất đồ điện, hàng tiêu dùng, hoặc buôn bán hàng may mặc.

 - Hai là, công dân có quyền quyết định quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ, mức vốn đầu tư nhiều hay ít, địa bàn kinh doanh rộng hay hẹp.

 - Ba là, công dân có quyền lựa chọn và quyết định hình thức tổ chức kinh doanh. Ví dụ: có thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hoặc có thể không cần thành lập công ty mà chỉ cần đăng ký kinh doanh hình thức cá nhân hoặc hộ gia đình.

* Hoạt động 2: Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh

- Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại.

- Hình thức tổ chức dạy học: Học theo lớp, học cá nhân.

- Thời gian tổ chức hoạt động:

* Bước 1: GV nêu câu hỏi thảo luận

GV: Theo em, theo quy định của pháp luật, nhà kinh doanh phải thực hiện những nghĩa vụ gì?

- GV: Trong các nghĩa vụ khi kinh doanh, nghĩa vụ nào là quan trọng nhất?

­ GV: Em biết những loại thuế nào ở nước ta hiện nay?

- HS: Trao đổi, phát biểu.

* Bước 2: GV: Bổ sung, kết luận.

 + Mọi doanh nghiệp được tự chủ đăng ký và thực hiện kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

 + Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.

 + Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật quy định phải có vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề, thì doanh nghiệp đó chỉ được đăng ký kinh doanh khi có đủ vốn hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật (ví dụ: mở cửa hàng bán thuốc tân dược, thuốc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp).

 + Nộp thuế đầy đủ và đúng hạn theo quy định của pháp luật.

 + Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm:

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường.

- Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của mình.

- Khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra.

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình.

- Nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường.

Trong các nghĩa vụ này, nghĩa vụ nộp thuế được coi là quan trong nhất. Thuế là khoản tiền từ thu nhập mà tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật phải nộp vào ngân sách nhà nước.

* Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các họat động kinh doanh

­ Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh và những ngành, nghề mà pháp luật không cấm;

­ Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật;

­ Bảo vệ môi trường;

­ Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an tòan xã hội v.v…

- Ở nước ta hiện nay có nhiều loại thuế khác nhau.

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: Là khoản thuế thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ có thu nhập của các tổ chức, cá nhân, trừ hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp.

+ Thuế giá trị gia tăng: Là khoản thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là thuế thu đối với một số mặt hàng hoá và dịch vụ đặc biệt được sản xuất trong nước hoặc được nhập khẩu vào Việt Nam.

Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trước hết là hàng hoá, bao gồm: thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, ô tô dưới 24 chỗ ngồi, xăng các loại, điều hoà nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống, bài lá, vàng mã, hàng mã. Kinh doanh vũ trường, mát xa, ka-ra-ô-kê, kinh doanh casino, trò chơi bằng máy giắc-pót, kinh doanh giải trí có đặt cược, kinh doanh gôn, bán thẻ hội viên, vé chơi gôn, kinh doanh xổ số.

+ Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: Là thuế thu đối với công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác nước ngoài và cá nhân khác định cư tại Việt Nam, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thu nhập cao theo quy định của pháp luật.

4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:

4.1. Tổng kết:

- GV củng cố nội dung chính của bài học

- Hướng dẫn HS làm một số bài tập tình huống

4.2. Hướng dẫn học tập

- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..)

- Đọc phần tiếp theo bài 9

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 12 chuẩn khác: