X

Giáo án GDCD 12 chuẩn

Giáo án GDCD 12 Ngoại khóa: Các vấn đề của địa phương - Giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện trong trường học


Giáo án GDCD 12 Ngoại khóa: Các vấn đề của địa phương - Giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện trong trường học

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Ma túy là gì? Chất gây nghiện là gì?

- Nguyên nhân, tác hại của việc lạm dụng ma túy và cách phòng chống.

- Cơ chế cai nghiện.

- Các qui định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục & Đào tạo trong công tác phòng chống ma túy và chất gây nghiện.

2. Về kĩ năng

- Phòng tránh ma túy và chất gây nghiện.

- Tổ chức và thực hiện các hoạt động tuyên truyền phòng chống ma túy trong nhà trường và cộng đồng.

3. Về thái độ

- Có ý thức và tinh thần trách nhiệm giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện.

- Tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống ma túy và chất gây nghiện trong nhà trường và cộng đồng.

II. Tài liệu và phương tiện

- Tài liệu: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Viện chiến lược và chương trình giáo dục: Tài liệu tập huấn giáo dục phòng chống ma tuý và chất gây nghiện trong trường học, Hà Nội, 8/2007.

III. Nội dung tiết ngoại khóa

Chuyên đề:

TÁC HẠI CỦA CÁC CHẤT MA TÚY

VÀ CHẤT GÂY NGHIỆN THƯỜNG GẶP

1. Ma túy là gì?

Ma túy là tên gọi chung chỉ những chất gây nghiện, chất hướng thần, là các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo khi xâm nhập cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức, trí tuệ, chức năng sinh học của con người, có khả năng gây nghiện, gây lệ thuộc về tâm lý và thể chất.

2. Đặc điểm chung của ma túy

Tất cả các ma túy đều gây nghiện, làm cho người nghiện bị lệ thuộc về tinh thần và thể chất, khi thiếu thuốc hoặc ngừng sử dụng sẽ có biểu hiện của hội chứng cai nghiện, làm cơ thể có những phản ứng bất lợi, thậm chí có thể bị đe dọa đến tính mạng.

Tuy nhiên, có một số chất gây nghiện nhưng không bị coi là ma túy như: rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào, cà phê, chè (trà), coca cola…

3. Các chất ma túy và chất gây nghiện thường gặp

a. Các chất ma túy thường gặp

* Các chất tâm túy gây kích thích

* Chất ma túy gây ảo giác

* Các chất ma túy gây ức chế thần kinh

- Thuốc phiện: (còn gọi là cây anh túc, cây thẩu, cây á phiện, nha phiến, opium, ả phù dung), có 3 dạng: thuốc phiện sống, thuốc phiện chín và sái thuốc phiện. Tác hại khi sử dụng: người sử dụng thuốc phiện dễ mắc bệnh truyền nhiễm, viêm tắc tĩnh mạch, dễ dẫn đến tàn tật, tử vong.

- Morphine:

- Heroin: (còn gọi là bạch phiến, hàng trắng, xì ke)

- Barbiturat và các thuốc an thần (các chất ức chế hệ thần kinh):

- Dolargan (còn có tên là Phetidin)

- Seduxen:

b. Các chất gây nghiện thường gặp

- Caphêin:

- Nicotin:

4. Những tác hại chung của ma túy

a. Tác hại đối với cá nhân người nghiện

- Ảnh hưởng đến sức khỏe:

b. Ma túy ảnh hưởng tới gia đình

Tệ nạn nghiện ma túy đã làm tan vỡ hạnh phúc của hàng vạn gia đình.

c. Ma túy ảnh hưởng tới xã hội

5. Tình hình lạm dụng ma túy, các chất gây nghiện và tội phạm ma túy ở nước ta

Tình hình nghiện ma túy tính đến hết ngày 30/6/2008 cả nước có 169.000 người nghiện có hồ sơ quản lý, giảm 8.975 người so với cuối năm 2007. Tội phạm ma túy cũng rất phức tạp. Mặc dù các lực lượng chức năng đã đấu tranh, tấn công quyết liệt nhưng tại các tuyến, địa bàn trọng điểm, hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy từ bên ngoài vào nước ta vẫn rất đáng lo ngại. Đặc biệt là tại các địa bàn thuộc các tuyến Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc miền Trung, Tây Nam Bộ và trên tuyến biển. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt và sử dụng vũ khí chống đối quyết liệt hơn. Hiện có 35/64 tỉnh, thành phố có tình trạng trồng và tái trồng cây thuốc phiện, cây cần sa. Một số nơi có diễn biến phức tạp như Lạng Sơn đã phát hiện và triệt phá trên 35.000 m2, tại Lai Châu diện tích này là 19.300 m2.

KẾT LUẬN

Nếu bạn sử dụng ma túy:

- Bạn sẽ bị đuổi học, sẽ bị thất nghiệp.

- Bạn đã vi phạm pháp luật.

- Bạn sẽ đến với HIV – AIDS.

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 12 chuẩn khác: