Giáo án GDCD 12 Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (tiết 2)
Giáo án GDCD 12 Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (tiết 2)
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Hãy cho biết học sinh THPT có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
* Hoạt động 1:Khái niệm, nội dung quyền sáng tạo của công dân - Phương pháp:Thuyết trình, đàm thoại. - Hình thức tổ chức dạy học:Học theo lớp, học cá nhân. - Thời gian tổ chức hoạt động: * Bước 1: GV nêu tình huống: Anh Lâm là một nông dân nghèo, mới học hết lớp 9, anh mày mò chế tạo máy tách vỏ lạc. Anh Lâm là một nông dân nghèo, mới học hết lớp 9 nhưng thương cha mẹ vất vả trong việc làm bầu đất để ươm cây, anh mày mò chế tạo máy làm bầu đất. Thấy Lâm vất vả, cha anh nhiều lần can ngăn: - Mình là nông dân thì sáng tạo làm sao được. Thôi, dẹp đi con ! Lâm vẫn kiên trì nghiên cứu và thử nghiệm, hơn 1 năm sau mới hoàn chỉnh xong chiếc máy và đặt tên cho nó là Tùng Lâm. Máy làm bầu đất của anh giúp giảm nhẹ vất vả trong việc làm bầu đất mà năng suất lại cao gấp 20 lần lao động thủ công. Lâm cho rằng đây là một sáng chế nên quyết định mang chiếc máy của mình đi đăng kí bản quyền sở hữu công nghiệp. Thấy vậy, cha anh e ngại: Ôi trời! gọi là sáng chế thì máy phải hiện đại, phải do kĩ sư, tiến sĩ sáng tạo ra mới được cấp bản quyền sở hữu công nghiệp chứ. Mang nó đi làm gì cho mất công. ? Em có suy nghĩ gì về lời nói của cha anh Lâm ? Vì sao em nghĩ như vậy ? Học sinh nêu ý kiến và tranh luận. GV nhận xét, đưa ra đáp án: + Mọi công dân đều có quyền sáng tạo. + Công dân có quyền đề nghị Nhà nước cấp bản quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm do mình sáng tạo ra. * Bước 2: GV giới thiệu Điều 60 – Hiến pháp 1992. GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi: Quyền sáng tạo có ý nghĩa như thế nào đối với công dân? HS có thể thực hiện quyền sáng tạo như thế nào? GV kết luận: |
b. Quyền sáng tạo
* Khái niệm: - Đó quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ, - Quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra sản phẩm công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và hoạt động khoa học, công nghệ. * Pháp luật nước ta: Một mặt khuyến khích tự do sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Mặt khác trừng trị những hành vi xâm phạm quyền tự do sáng tạo của công dân. |
Hoạt động 2: Quyền được phát triển của công dân - Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại. - Hình thức tổ chức dạy học: Học theo lớp, học cá nhân. - Thời gian tổ chức hoạt động. * Bước 1: GV nêu các câu hỏi đàm thoại: - GV: Các em được gia đình và Nhà nước quan tâm tới sự phát triển về trí tuệ, sức khoẻ, đạo đức như thế nào? - GV: Đối với những trẻ em có năng khiếu thì Nhà nước tạo điều kiện phát triển năng khiếu như thế nào? - GV: Vì sao các em có được sự quan tâm đó? - GV: Quyền được phát triển của công dân là gì? * Bước 2: GV bổ sung, điều chỉnh, kết luận: GV đặt thêm câu hỏi: - GV: Em hiểu thế nào là CD được hưởng đời sống vật chất đầy đủ? Nêu ví dụ. - Đời sống vật chất: Có đời sống đầy đủ để phát triển về thể chất; được chăm sóc sức khỏe... - GV: Em hiểu thế nào là CD được hưởng đời sống tinh thần đầy đủ? Nêu ví dụ. - Đời sống tinh thần: Được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, được vui chơi, giải trí... + GV giải thích: Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng tài năng có nghĩa là: - Những người học giỏi, có năng khiếu được bồi dưỡng, được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học. Ví dụ: Những người đoạt giải trong các kì thi HSG Quốc gia và quốc tế. - Các nhà khoa học có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển, cống hiến tài năng cho Tổ quốc. - GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận: Có người cho rằng,ở nước ta, trong xã hội phong kiến trước đây cũng như trong XHXHCN hiện nay, mọi công dân đều có quyền được phát triển. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? - GV: Giải thích: Ở nước ta, chỉ có trong chế độ XHCN hiện nay, mọi công dân mới có quyền được phát triển, không phân biệt giai cấp, thành phần gia đình, địa vị xã hội, dân tộc, giới tính,...Đây là biểu hiện tính ưu việt XHCN của chúng ta còn trong XHPK trước đây, quyền được phát triển có sự phân biệt sâu sắc về giai cấp, thành phần gia đình, địa vị xã hội, dân tộc. Đại đa số nhân dân lao động không được hưởng quyền này. |
c. Quyền được phát triển của công dân * Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các họat động văn hóa; đuợc cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. * Quyền được phát triển của công dân được biểu hiện ở hai nội dung: - Một là, quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện. - Hai là, công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. |
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1.Tổng kết:
- GV củng cố nội dung chính của bài học
- Hướng dẫn HS làm một số bài tập tình huống
4.2.Hướng dẫn học tập
- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..)
- Đọc phần tiếp theo bài 8