X

Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều

Giáo án bài Bức tranh của em gái tôi - Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều


Với giáo án bài Bức tranh của em gái tôi Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Giáo án bài Bức tranh của em gái tôi - Cánh diều

Để mua trọn bộ Giáo án bài Bức tranh của em gái tôi mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: 

- Tri thức bước đầu biết về thể loại truyện ngắn; đọc- hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lý nhân vật.

- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm. Sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với lòng ghen ghét đố kị. Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh

- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và nghệ thuật kể chuyện. 

- Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính. 

2. Về năng lực: 

- Xác định được ngôi kể trong văn bản. 

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố nghệ thuật,,..), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...) của truyện ngắn

- Hiểu hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lý nhân vật thể hiện qua văn bản.

- Phân tích được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền ngắn.

3. Về phẩm chất: 

- Nhân ái: Biết tôn trọng, yêu thương mọi người xung quanh, nhận thức và xác định cách ứng xử, sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác. 

- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 

- Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, chủ động rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện ngắn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề 

a. Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về truyền thuyết kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh và nhu cầu tìm hiểu văn bản.

b. Nội dung: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” (Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về tình cảm anh chị em trong gia đình) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV. Những câu hỏi này nhằm khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ của HS 

để xác định vấn đề cần giải quyết: tình cảm anh em, tình cảm gia đình....tạo không khí và chuẩn bị tâm thế phù hợp với văn bản.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Ai nhanh hơn” 

Luật chơi: 

- Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm anh em trong gia đình.

Thời gian chuẩn bị:  1 phút.

Thời gian trình bày: dưới 2 phút.

+ Giáo viên gọi tinh thần xung phong để học sinh thể hiện sự tự tin của mình.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần.

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt  trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV nhận xét và giới thiệu bài học: Đã bao giờ em ăn năn, ân hận vì thái độ cư xử của mình với người thân trong gia đình chưa? Đã bao giờ em cảm thấy rằng mìh rất tồi tệ, xấu xa, không xứng đáng với anh chị em của mình chưa? Có những sự ân hận hối lỗi làm cho tam hồn ta trong trẻo hơn, lắng dịu  hơn. Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi” viết về anh em Kiều Phương đã rất thành công trong việc thể hiện chủ đề tế nhị này. Đó cũng là nội dung mà bài học này sẽ đem đến cho các em!

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung

a) Mục tiêu:  Học sinh nắm được những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của Tạ Duy Anh cũng như hoàn cảnh ra đời, thể loại, cách đọc, bố cục văn bản.

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc và tìm hiểu những nét chung của văn bản qua các nguồn tài liệu và qua phần kiến thức ngữ văn trong SGK.

Cho HS từ tiết trước chuẩn bị ở nhà: 

Nhóm 1: Hiểu biết chung về tác giả 

Nhóm 2: Giới thiệu truyện ngắn, điều hành phần đọc, kể tóm tắt văn bản.

Nhóm 3: Tìm hiểu chung về tác phẩm

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Nhóm 1: Hiểu biết chung về truyền thuyết 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe hướng dẫn 

- HS chuẩn bị độc lập (khi ở nhà đọc văn bản, đọc kiến thức ngữ văn, tìm tư liệu).

- HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể:

+ 1  nhóm trưởng điều hành chung.

+ 1 thư kí ghi chép.

+ Người thiết kế powerpoint, người trình chiếu  và cử báo cáo viên.

+ Xây dựng nội dung: những hiểu biết chung về truyền thuyết

+ Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo.

- HS gửi sản phẩm trước buổi học để GV kiểm tra chất lượng trước khi báo cáo. 

GV: Hướng theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt  trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Nhóm 1: Báo cáo hiểu biết về tác giả

* Thời gian: 2 phút 

* Hình thức báo cáo: Thuyết trình  

* Phương tiện: Bảng phụ Blog facbook

* Nội dung báo cáo: 

Về tác giả Tạ Duy Anh 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.

- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

-Tạ Duy Anh tên khai sinh là Tạ Viết Đãng.

- Sinh ngày 9 tháng 9 năm 1959. 

- Quê ông ở xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Tây (nay là huyện Chương Mỹ, Hà Nội). 

- Ông từng làm cán bộ giám sát chất lượng bê tông ở nhà máy thủy điện Hòa Bình, trung sĩ bộ binh ở Lào Cai… Hiện ông là biên tập viên tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Tạ Duy Anh trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1993.

- Là cây bút trẻ xuất hiện trong thời kỳ XH đổi mới.

- Giải truyện ngắn nông thôn báo Văn nghệ, báo Nông nghiệpĐài Tiếng nói Việt Nam tổ chức , tạp chí Văn nghệ Quân đội

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: 

Nhóm 2:  Giới thiệu khái niện truyện ngắn, cách đọc và  kể, tóm tắt văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm.

- HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể:

+ Xây dựng nội dung: Những hiểu biết về cách đọc, sự việc chính, kể chuyện.

+ Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo.

- HS gửi sản phẩm trước buổi học để GV kiểm tra chất lượng trước khi báo cáo. 

GV: Hướng theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Đại diện nhóm trình bày.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.

- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

2. Tác phẩm.

*Khái niệm truyện ngắn

Đọc và tóm tắt văn bản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi và hoạt động dự án. 

* Nhóm 3: Tìm hiểu chung về văn bản 

(Gợi ý: thể loại, PTBĐ chính, ngôi kể, nhân vật, bố cục…)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe hướng dẫn 

- HS chuẩn bị độc lập (khi ở nhà đọc văn bản, đọc chú thích, tìm tư liệu).

- HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể:

+ Xây dựng nội dung: Những hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm.

+ Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo.

- HS gửi sản phẩm trước buổi học để GV kiểm tra chất lượng trước khi báo cáo. 

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Nhóm 3 báo cáo tìm hiểu chung về văn bản

* Thời gian: 5 phút 

* Hình thức báo cáo: Trò chơi (ai hiểu biết hơn, ai là triệu phú...: đưa câu hỏi phát vấn các bạn phía dưới) 

* Phương tiện: Trình chiếu

* Nội dung báo cáo: 

Về văn bản “Bức tranh của em gái tôi”

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.

- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

* Văn bản:

-  Xuất xứ: In trong  Con dế ma, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1999

- Là truyện ngắn đạt giải nhì cuộc thi viết (Tương lai vẫy gọi) của báo thiếu niên tiền phong.

- Thể loại: Truyện ngắn

- PTBĐ: Tự sự

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.( người anh kể chuyện)

Nhân vật chính: Hai anh em (trong đó người anh là nhân vật trung tâm)

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: "Từ đầu..tài năng": Kiều Phương được phát hiện có tài năng hội họa.

+ Phần 2: "Tiếp ...nhận giải" : Sự thay đổi thái độ của người anh đối với Kiều Phương

+ Phần 3: " Còn lại": Người anh nhận ra sai lầm của mình và tình cảm của em gái 

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nhiệm vụ 2: Đọc - hiểu văn bản

a. Mục tiêu: 

+ Gv hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu cụ thể nội dung, nghệ thuật của văn bản.

+ Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của từng phần trong văn bản.

b. Nội dung: Hướng dẫn học sinh khám phá nội dung, nghệ thuật của văn bản bằng hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sản phẩm hoạt động nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Nội dung 1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi

? Trong cuộc sống hàng ngày, người anh có thái độ ntn với em gái mình ? Tìm những chi tiết thể hiện thái độ ấy của người anh?

? Khi phát hiện ra em gái chế thuốc về từ nhọ nồi, người anh nghĩ gì ?

? Ý nghĩ ấy đã nói lên thái độ của người anh đối với em ntn? 

? Không chỉ bằng những chi tiết được kể, thái độ ấy của người anh cũng được lộ rõ qua ngôn ngữ kể, em hãy đọc lại đoạn này để thể hiện rõ hơn thái độ ấy.

? Trước tài năng của em được phát hiện, thái độ của mọi người ntn ?

? Trong khi mọi người có thái độ như vậy, người anh có những tâm trạng hành động như thế nào ?

? Theo em tại sao người anh lại có cảm giác mình bị cả nhà lãng quên, từ đó nảy sinh sự gắt gỏng với em, không thể thân được với em ?

? Theo em, tại sao người anh lại nén một tiếng thở dài khi xem tranh của em

? Trong con mắt của người anh, những bức tranh ấy hiện lên ntn?

? Tình huống nào của câu chuyện tạo điều kiện cho diễn biến tâm trạng của người anh được bộc lộ rõ ?

? Khi em gái bộc lộ tình cảm chia vui với người anh vì được giải thưởng tranh, người anh đã có cử chỉ gì ?

? Tại sao người anh lại có cử chỉ không thân thiện đó 

? Đằng sau cử chỉ và thái độ không bình thường ấy là tâm trạng gì của người anh ?

?Nếu cần có lời khuyên, em sẽ nói gì với người anh?

? Truyện không dừng lại đây mà kết thúc bằng sự việc nào? ? Nhận xét gì về sự việc này?

? Nhân vật trong bức tranh được miêu tả qua lời kể của người anh ntn?

? Em hãy nêu cảm nhận của mình về bức tranh ấy ?

? Đứng trước bức tranh ấy, người anh có diễn biến tâm trạng ntn ?

? Theo em, tại sao người anh lại có diễn biến tâm trạng ấy ?

? Trong tâm trạng ấy, người anh muốn nói với mẹ ntn ?? Em hiểu thêm gì về người anh qua câu nói này?

? Đến đây, em hãy cho biết điều gì có sức cảm hoá người anh đến như thế ?

? Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật? 

? Em hiểu thế nào về đoạn kết của truyện (Tôi không trả lời mẹ ... lòng nhân hậu của em con đấy)? 

? Qua đó em có cảm nghĩ gì về người anh? 

? Tại sao, bức tranh của cô em gái lại có sức cảm hoá ng­ười đến vậy? 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi 

1.Trong cuộc sống hàng ngày.

- Gọi em là Mèo

- Rất khó chịu khi thấy em hay lục lọi các đồ vật.

- Bí mật theo dõi việc pha chế màu của người em.

2. Coi thường, ra vẻ 

3. Ngạc nhiên xem thường.

4. một hôm tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó đang chế thuốc vẽ.

5. Khi tài năng của em được mọi người phát hiện:

6. Bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên vui mừng.

7. Người anh cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài.

- Chỉ muồn gục xuồng khóc

- Không thể thân với Mèo được nữa

- Gắt um lên với em

- Xem trộm những bức tranh của Mèo

- Lén trút một tiếng thở dài.

8. Cảm thấy thất vọng về mình.

9. Cảm thấy tự ái và tự ti khi thấy người khác nhất là người em luôn được nhìn trong mắt coi thường của người anh lại có tài năng nổi bật.

10. Qua cái nhìn bi quan, những bức tranh của em gái hiện lên vẫn rất đẹp, chính vì thế, người anh lén trút một tiếng thở dài. Có lẽ người anh đã cảm nhận được người em có tài thật, còn mình thì kém cỏi.

11. Đẩy em ra.

12. Vì không chịu được sự thành đạt của em.

=> Càng thấy mình thua kém em.

-Tức tối, ghen tỵ với người hơn mình.

13. em sẽ nói với người anh :

-  Ghen tỵ là thói xấu làm cho người ta nhỏ bé đi. 

- Ghen tỵ sẽ chia rẽ tình cảm tốt đẹp của con người.

- Ghen tỵ với em, sẽ không xứng đáng với tư cách của người làm anh.

14. Kết thúc bất ngờ: bức tranh được giải của người em là bức vẽ chân dung người anh

15. Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.

- Ngỡ ngàng vì bức tranh lại vẽ chính mình.

- Hãnh diện vì mình hiện ra với những nét đẹp như được miêu tả trong tranh

- Xấu hổ chính là tự nhận ra những yếu kém của mình, thấy mình không xứng đáng được như vậy trong bức tranh của em gái.

16. "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy"

17. Vẻ đẹp của bức tranh

- Học sinh hoàn thành phiếu bài tập 

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv sửa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Nhân vật người anh. 

* Trước lúc tài năng của em được phát hiện

- Gọi em gái Kiều Phương là Mèo, bí mật theo dõi việc làm bí mật của em, chê bai em gái bẩn thỉu, nghịch ngợm, trẻ con…

- Coi thường em là trẻ con, không cần để ý đến những trò nghịch ngợm ấy và vẫn thương yêu, gần gũi em.

* Khi tài năng của em gái được phát hiện:

- Mọi người: xúc động, mừng rỡ, ngạc nhiên.

- Người anh: buồn rầu, muốn khóc, thất vọng hay gắt gỏng, bực bội với em.

- Miễn cưỡng trước thành công bất ngờ của em, miễn cưỡng cùng gia đình đi xem triễn lãm tranh được giải của Mèo.

=> Tự ái, mặc cảm, đố kị với tài năng của em gái. 

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật chân thực, tự nhiên.

* Khi đứng trư­ớc bức tranh đư­ợc giải của em gái:

- Ngạc nhiên vì bé Phương lại vẽ mình, và sao bức tranh lại đẹp thế kia 

Hãnh diện tự hào: em lại vẽ chính mình với một vẻ đẹp hoàn hảo

- Xấu hổ: vì mình đã xa lánh và ghen tị với em gái, tầm thường hơn em gái.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc.

Nội dung 2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi, phiếu bài tập.

? Trong truyện, cô bé Kiều Phương hiện lên với những đặc điểm nào về tính tình và tài năng? 

? Tài năng hay tấm lòng của cô bé đã cảm hoá được người anh? Vì sao? 

? Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật?  

? Tại sao tác giả lại để cô em gái vẽ bức tranh ng­ười anh "hoàn thiện" đến thế.

* Phiếu bài tập:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi 

1. Trong truyện, cô bé Kiều Phương hiện lên :

- Nhân vật Kiều Phương có hương sắc của một loài hoa

- Hồn nhiên từ việc bôi bẩn lên mặt mỗi ngày, 

- Hồn nhiên nhận cái tên một cách vui vẻ, thậm chí còn để xưng hô với bạn bè một cách vô tư, hồn nhiên lục lọi đồ vật vì một lý do "Mèo mà lại"

- Trong giao tiếp hàng ngày Mèo vừa làm vừa hát kể cả công việc bố mẹ giao

- Tâm hồn bé như một buổi sáng đẹp trời không hề gợn một bóng mây

- Sống thân ái với mọi người, vui vẻ với mình, như cuộc đời sinh ra vốn phải thế... 

2. Tài năng hay tấm lòng của cô bé đã cảm hoá được người anh:

- Một thế giới mới mở ra đầy ánh sáng và tương lai, bị bao vây bởi không khí hồ hởi tưng bừng với bao thay đổi diễn ra nhưng bé không hề kiêu căng, lên mặt và tâm hồn em thật là thánh thiện

- Sau khi tham gia trại vẽ trở về, người chờ đợi đón nó là bố mẹ chứ không phải là tôi, thế mà "nó lao vào ôm cổ tôi"như một nhu cầu cần chia sẻ, ngay cả khi bị từ chối... 

- Dành những gì đẹp nhất cho anh trai, tâm hồn bé thánh thiện đến nhường nào, sự trong trẻo hồn nhiên như tâm hồn trẻ thơ từ bao đời vẫn thế... 

3. Cô em gái vẽ bức tranh ng­ười anh "hoàn thiện":

- Bức tranh là tình cảm tốt đẹp của em dành cho anh. Em muốn anh mình thật tốt đẹp. 

- Cái gốc của nghệ thuật là ở tấm lòng-> Sứ mệnh của nghệ thuật là hoàn thiện con người. 

- Học sinh hoàn thành phiếu bài tập

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.

- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

2. Nhân vật em gái- cô bé Kiều Phương. 

- Tính tình: hồn nhiên, trong sáng, độ lượng, nhân hậu.

- Tài năng: Có năng khiếu hội hoạ., vẽ sự vật có hồn, vẽ những gì yêu quý nhất, vẽ đẹp những gì mình yêu mến nhất như con mèo, người anh.

- Bức tranh là tình cảm tốt đẹp của em dành cho anh. Em muốn anh mình thật tốt đẹp.

-> Tài năng, tấm lòng của Kiều Phương giúp người anh nhận ra hạn chế của mình.

Nhiệm vụ 3: Tổng kết 

a. Mục tiêu: Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản

b. Nội dung: Hướng dẫn học sinh  trả lời câu hỏi tổng kết văn bản để chỉ ra những thành công về nghệ thuật, nêu nội dung, ý nghĩa bài học của văn bản.

c. Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi 

? Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản? 

? Em học tập đ­ược gì từ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả? 

? Em cảm nhận được những ý nghĩa nào từ truyện? 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

-Học sinh trình bày cá nhân

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.

- Giáo viên sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật:

- Kể chuyện ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật. 

- Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật và cách kể chuyện tự nhiên. 

2. Nội dung: 

- Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. 

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể.

b. Nội dung:  GV hướng dẫn cho HS làm bài tập, trò chơi ô chữ. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

*GV phát phiếu học tập cho học sinh

Câu 1:  Nhà văn Tạ Duy Anh sáng tác văn bản bào?

Câu 2: Trong truyện "Bức tranh em giá tôi” ai là nhân vật chính?

Câu 3: Truyện "Bức tranh em giá tôi” tác giả sử dụng phương thức biểu đạt gì trong truyện?

Câu 4: Vì sao khi xem trộm tranh của em, người anh lén trút tiếng thở dài?

Câu 5: Truyện "Bức tranh của em gái tôi"được kể bằng lời kể của ai? 

Câu 6. Thái độ của người anh khi thoạt đầu thấy em gái thích vẽ và tự chế màu vẽ? 

* GV cho học sinh chơi trò chơi: Ô chữ bí mật

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh: Nắm được yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh phát biểu tuỳ theo cảm nhận của từng cá nhân. 

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét câu trả lời.

- Giáo viên sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

IV. Luyện tập

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống

b. Nội dung: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ để thực hiện dự án, hoàn thành nhiệm vụ: làm bài tập viết đoạn văn cảm nhận, miêu tả, vẽ tranh, làm thơ...

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

*GV giao bài tập thảo luận nhóm theo tổ để dự án viết đoạn, vẽ tranh, làm thơ, hoạt cảnh....:

- Viết một bức thư gửi cho bố/mẹ hoặc người thân trong gia đình về cảm giác khi bị/ được so sánh với người khác.

-Chọn hình ảnh đẹp nhất của người anh hoặc Kiều Phương để vẽ tranh, làm thơ, đóng hoạt cảnh....

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh trả lời câu hỏi

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Học sinh làm việc nhóm, cử đại diện trình bày.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét câu trả lời

- Giáo viên sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác: