Giáo án bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều
Với giáo án bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Giáo án bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Cánh diều
Để mua trọn bộ Giáo án bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn
1. Mục tiêu
1.1 Về kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được những thông tin chính gắn với các mốc thời gian cụ thể với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc ta: Bác đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Hiểu ý nghĩa của sự kiện trọng đại đó.
1.2. Về năng lực
- Nhận biết một số yếu tố hình thức của văn bản thông tin: hình ảnh, nhan đề, sa pô...
- Nhận biết một số các chi tiết tiết biểu: đề tài, chủ đề, ý nghĩa...
- Đọc hiểu một văn bản cùng thể loại, cùng chủ đề.
1.3. Về phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái (yêu quý, trân trọng, tự hào về độc lập tự do của dân tộc)
trách nhiệm, chăm chỉ (sử dụng đúng Tiếng Việt trong nói và viết, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt; tích cực, tự giác trong học tập.)
2. Thiết bị dạy học và học liệu
- SGK, SGV video Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ, phiếu học tập.
3. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a. Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về Bản tuyên ngôn độc lập kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh tìm hiểu văn bản . b) Nội dung: HS quan sát Clip để xác định vấn đề cần giải quyết: Tìm hiểu về sự kiện trọng đại: Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Bước đầu khơi gợi trong các em những cảm xúc về giây phút trọng đại trong lịch sử dân tộc c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động của Thầy và Trò |
Nội dung cần đạt |
||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV giao nhiệm vụ cho HS Quan sát Clip sau và cho biết đó là sự kiện nào? Em biết gì về sự kiện đó? ? Cảm xúc của em khi xem Clip trên? Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên: hướng dẫn học sinh quan sát clip và trả lời câu hỏi - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả - Học sinh trình bày sản phẩm - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần |
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||
* Dự kiến sản phẩm: - Sự kiện Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình- Hà Nội vào sáng ngày 02/9/1945 - Hình ảnh vị cha già của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố dõng dạc với nhân dân thế giới khiến em xúc động, tự hào. Là một học sinh được sống trong hòa bình, em luôn nhớ đến công lao của thế hệ cha anh đi trước đã vất vả, hy sinh xương máu để thế hệ chúng em được sống yên vui, no ấm. như ngày hôm nay. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá GV nhận xét và giới thiệu bài học: |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
Các em vừa xem Clip Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình- Hà Nội đó là giây phút thiêng liêng mà mỗi chúng ta không thể nào quên. Khát vọng hòa bình và tinh thần bất diệt của Tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945 mãi mãi khắc sâu vào trái tim và khối óc của mỗi con người Việt Nam và đây là nguồn động viên lớn để khơi dậy lòng nhiệt huyết của thế hệ trẻ hôm nay quyết giữ vững nền độc lập tự do của dân tộc. Sự kiện đó đã được Bùi Đình Phong ghi lại và trong tiết học hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu quá trình ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập như thế nào? Nội dung, ý nghĩa ra đời của bản tuyên ngôn là gì ? Bài học này sẽ đem đến cho các em những thông tin ấy Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
I. TÌM HIỂU CHUNG
|
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức được tìm hiểu để giải quyết các câu hỏi thực hành
- Định hướng phát triển NL hợp tác, cảm thụ.....
b. Nội dung:
- Kết hợp hoạt động cá nhân
- Kết hợp sử dụng bài viết của HS với thuyết trình
c. Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- HS trả lời cá nhân:
Bài tập 1: Trắc nghiệm
(Đáp án được in đậm)
Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng với văn bản thông tin?
A. Nhằm tái hiện con người và sự vật một cách sinh động, thuyết phục.
B. Thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, nhận xét nào đó.
C. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết về một sự vật, hiện tượng
D. Cung cấp tri thức về các hiện tượng tự nhiên, xã hội
Câu 2: Mục đích của văn bản thông tin là gì?
A. Đem lại cho con người những tri thức mà con người chưa từng biết đến để hiểu biết và từ đó có thái độ, hành động đúng đắn.
B. Đem lại cho con người những tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng để có thái độ, hành động đúng đắn
C. Đem lại cho con người những tri thức mới lạ để con người phát hiện ra cái hay, cái đẹp của những tri thức đó.
D. Đem lại cho con người những tri thức tiêu biểu nhất để con người hiểu biết và bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về chúng
Câu 3: Ngôn ngữ của văn bản thông tin có đặc điểm gì?
A. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm
B. Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động
C. Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc
D. Có tính cá thể và giàu hình ảnh.
Bài 2: Tự luận:
1. Có mấy bức ảnh được đưa vào văn bản? Đưa vào nhằm mục đích gì?
2. Em thấy thông tin nào trong văn bản cần chú ý nhất?Trong văn bản này em thấy có yếu tố hư cấu, tưởng tượng không? Vì sao?
3. Tờ lịch sau đây nhắc đến sự kiện lịch sử nào và cho em biết những thông tin gì về sự kiện ấy? Cách trình bày thông tin về sự kiện lịch sử ở tờ lịch này có khác gì với văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn Độc lập"
B2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- 2 phút đầu hoạt động cá nhân
- 1 phút sau thống nhất kết quả trong bàn.
B3 : HS báo cáo kết quả
- Đại diện các nhóm trình bày theo chỉ định của giáo viên.
* Dự kiến sản phẩm:
1. Có 02 bức ảnh được đưa vào trong bài. Các bức ảnh được đưa vào văn bản nhằm minh họa và thu hút người đọc.
2. Em thấy thông tin về thời gian trong văn bản là cần phải chú ý nhất.
* Bởi vì: cần văn bản này cần có những yếu tố thời gian sự kiện chính xác để làm rõ nội dung sự ra đời của bản Tuyên ngôn.
- Trong văn bản này không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng vì kiểu văn bản này đòi hỏi người viết phải trình bày khách quan, trung thực -> Đây là đặc điểm cốt lõi của văn bản thông tin
- Loại văn bản này thường trình bày một cách khách quan, trung thực, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng. - Qua văn bản thông tin, người đọc, người nghe hiểu chính xác những gì được mô tả, giới thiệu.
3. Tờ lịch này nhắc tới sự kiện ngày quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam 1945.
* Cách trình bày của tờ lịch khác ở chỗ:
Tờ lịch chỉ có thời gian, nội dung tóm tắt của ngày quốc khánh này trong khi văn bản HCM và " Tuyên ngôn Độc lập" nêu rõ trình tự các sự việc quá trình, diễn biến lịch sử để bản Tuyên ngôn độc lập ra đời.
- Nhận xét, đánh giá, bổ sung kết quả của các nhóm khác.
B4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét thái độ làm việc của HS
- Đánh giá sản phẩm nhóm của HS
- GV chốt kiến thức, chuyển sang phân tích nội dung phần vận dụng.
Hoạt động vận dụng
Bài 1: Em hãy chia sẻ với các bạn một thông tin nào đó liên quan đến Bác Hồ và quá trình thành lập nước mà em biết
a. Mục tiêu:
- Học sinh huy động những kiến thức được học để chia sẻ thông tin
- Định hướng phát triển NL thuyết trình
b. Nội dung:
- Kết hợp hoạt động cá nhân
- Kết hợp sử dụng bài viết mà HS đã được giao chuẩn bị ở tiết trước để thuyết trình
c. Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS, bài thuyết trình
d. Tổ chức thực hiện:
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- HS trả lời cá nhân:
1. Hãy trình bày một sự kiện(thông tin) liên quan đến Bác Hồ và quá trình thành lập nước mà em biết
HS ghi lại vắn tắt thông tin
+ Thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện?
+ Hoạt động chính của sự kiện( Trình tự, đâu là sự việc mở đầu, diễn biến và kết thúc?)
+ Ý nghĩa của sự kiện? Có những hình ảnh nào được dùng để minh họa cho sự kiện?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- 2 phút hoạt động cá nhân-> trình bày
B3 : HS báo cáo kết quả
- HS trình bày theo chỉ định của giáo viên.
* Dự kiến sản phẩm:
1. Sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước: Ngày 5.6.1911. Năm 2021 kỉ niệm 110 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng
Ý nghĩa Lịch sử:
Là một dấu mốc lịch sử, mở ra một thời đại mới cho đất nước ta tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn, dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, dẫn dắt dân tộc ta đến thắng lợi lập ra nhà nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam
2. Sự kiện thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân Ngày 22/12/1944
Tháng 12-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
Tại khu rừng giữa tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập gồm 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội, do Bác Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy.
Ngày 25 và 26 tháng 12 năm 1944 đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã lập nên hai trận đánh mở đầu truyền thống đánh tiêu diệt, đánh chắc thắng, đánh thắng của quân đội ta là trận Phai Khắt, Nà Ngần
Ý nghĩa lịch sử:
Ngày 22/12 trở thành ngày có ý nghĩa lịch sử trọng đại, cũng là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
GV nhận xét ý thức chuẩn bị bài của HS, tuyên dương những HS có ý thức tinh thần chuẩn bị
khẳng định và nhấn mạnh thêm ý nghĩa của 2 sự kiện trên để dẫn tới sự ra đời của nhà nước VN dân chủ cộng hòa.
* Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau (3 phút)
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho tiết viết bài các sự kiện sau
Ở địa phương hoặc ở trường em, mọi người thường nhắc đến những sự kiện lớn nào đã diễn ra? Hãy chọn một sự kiện mà em và nhiều người quan tâm để thuật lại sự kiện đó.
Chọn sự kiện để thuật lại. ->Thu thập thông tin về sự kiện
* Dự kiến
Ở địa phương : Lễ hội Bạch Đằng, Tiên Công, Hội chợ hoa xuân
Ở trường em: Hội khỏe Phù đổng, Ngày hội đọc sách….
GV hướng dẫn HS về nhà lập dàn ý -> chuẩn bị cho nội dung tiết viết bài văn thuyết minh một sự kiện
Rút kinh nghiệm.
- Tài liệu và kế hoạch dạy học:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Tổ chức các hoạt động cho HS:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Hoạt động của HS:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................