X

Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều

Giáo án bài Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước - Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều


Với giáo án bài Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Giáo án bài Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước - Cánh diều

Để mua trọn bộ Giáo án bài Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: 

- Tri thức văn nghị luận văn học

- Ý kiến nghị luận, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản

- Nhan đề, nội dung, đề tài của bài viết

- Tóm tắt được văn bản nghị luận để nắm được ý chính của văn bản

2. Về năng lực:

- Nhận biết được nhan đề đề cập đến nội dung, đề bài

- Nhận biết được ý chính của mỗi đoạn trong văn bản.

- Nhận biết được ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản

- Trình bày được mối quan hệ giữa ý kiến lí lẽ, bằng chứng dưới dạng sơ đồ

- Nhận ra được ý nghĩa vấn đề đặt ra trong văn bản 

3. Về phẩm chất:

- Yêu nước, tự hào về truyền thống đánh giặc của dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề

Mục tiêu: HS kết nối kiến thức đã học vào nội dung của bài học.

Nội dung

-  GV hỏi, HS trả lời.

Tổ chức thực hiện

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Giáo án bài Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước | Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều

-GV cho HS quan sát tranh minh họa và trả lời các câu hỏi:

? Hình ảnh minh họa cho truyện nào đã học?

? Kể lại các sự kiện chính trong truyện?

? Nêu ấn tượng của em về một sự kiện mà em thấy ấn tượng nhất? Lí giải vì sao

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Quan sát tranh minh họa, suy nghĩ cá nhân, trả lời câu hỏi

GV: Quan sát HS, khuyến khích, hỗ trợ (nếu cần)

B3: Báo cáo, thảo luận

- Yêu cầu 2 – 3 HS trả lời

- Học sinh trả lời câu hỏi

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV nhận xét, dẫn vào bài.

* Hình ảnh minh họa cho truyền thuyết Thánh Gióng

* Các sự kiện chính

- Sự ra đời của Thánh Gióng

- Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc

- Thánh Gióng lớn nhanh như thổi

- Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc và đánh tan giặc.

- Vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.

(HS lựa chọn 1 sự kiện trong truyện bản thân ấn tượng nhất và lí giải)

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

I. TÌM HIỂU CHUNG

Mục tiêu: Giúp HS

- Nêu được những nét chung về tác giả Bùi Mạnh Nhị và văn bản Thánh Gióng – tượng đài bất tử về lòng yêu nước (Thể loại, xuất xứ, bố cục…)

Nội dung

- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin, suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và sử dụng KT đặt câu hỏi

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm 

B 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

(Chuyển giao phiếu học tập số 1 cho HS chuẩn bị ở nhà)

- Yêu cầu HS tạo nhóm cặp, sưu tầm tư liệu, trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

   1. Tìm hiểu và giới thiệu ngắn gọn về tác giả của văn bản      

   ………………………………………………………………………………………..

   ………………………………………………………………………………………..

   ………………………………………………………………………………………..

   ………………………………………………………………………………………..

  2. Nêu cách đọc văn bản và đọc minh họa 1 đoạn .

  3. Giải thích từ khó:  

  4. Xác định thể loại văn bản

…………………………………………………………

  5. Bố cục văn bản ?

…………………………………………………………

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS trao đổi, thống nhất các nội dung trong phiếu học tập. 

GV hỗ trợ HS (nếu cần)

B3: Báo cáo, thảo luận

-2 HS báo cáo trước lớp

-HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung,…

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS. 

- Chốt kiến thức lên MC và chuyển dẫn vào mục sau.

1. Tác giả

Bùi Mạnh Nhị (1955)

Quê quán: Xã Thành Lợi, Huyện Vụ Bản, Nam Định.

Vị trí: Là Nhà giáo Ưu tú; Từng được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.

2.Tác phẩm

a) Xuất xứ: Trích Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường (2012).

b) Thể loại

- Văn nghị luận văn học 

c) Bố cục

- 5 phần

+ Phần 1: Đoạn 1

-> Nêu vấn đề: Thánh Gióng - bức tượng đài bất tử về lòng yêu nước

+Phần 2: Đoạn 2

=>Gióng ra đời kì là

+ Phần 3: Đoạn 3

->Gióng lớn lên cũng kì lạ

Phần 4: Đoạn 4

=>Gióng vươn vai ra trận đánh giặc.

Phần 5: Đoạn 5

=>Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại   .

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN

1.  Vấn đề nghị luận

Mục tiêu: Giúp HS: Tìm ra được ý kiến, vấn đề nghị luận trong bài

Nội dung

- Hs đọc SGK, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập

- GV hướng dẫn HS (nếu cần)

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Ở bài trước các em đã được học hai văn bản nghị luận văn học. Theo các em khi đọc hiểu một văn bản nghị luận văn học ta cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nào? 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV: Giao phiếu học tập số 2 cho HS chuẩn bị trước ở nhà. Cho HS thảo luận thống nhất ý kiến. (2’)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:

Đọc văn bản và xác định vấn đề nghị luận

1. Văn bản viết về vấn đề gì?

2. Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần nào?

3. Nhận xét về cách nêu vấn đề của tác giả?

4. Qua văn bản em hiểu truyện Thánh Gióng có ý nghĩa như thế nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

-HS thảo luận thống nhất câu trả lời

B3: Báo cáo, thảo luận

- 2 HS trong nhóm đôi cùng báo cáo trước lớp

- HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét,bổ sung (nếu cần) 

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức lên màn hình.

Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học

-Ý kiến thường là một nhận xét mang tính khẳng định hoặc phủ định. Ý kiến của văn bản nghị luận  thường nêu ở nhan đề hoặc mở đầu bài viết.

Lí lẽ: là cơ sở cho ý kiến, quan điểm của người viết, người nói.

-Bằng chứng: là những minh chứng làm rõ lí lẽ.

=> Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

 

 

*Dự kiến sản phẩm

- Vấn đề nghị luận: Thánh Gióng là tác phẩm tiêu biểu thuộc chủ đề yêu nước trong văn học.

-Vấn đề được nêu ở nhan đề và được khái quát lại ở đoạn đầu văn bản.

-Cách nêu vấn đề: đi từ khái quát đến cụ thể

- Truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa: lưu giữ, giúp người dân tin vào truyền thống yêu nước của nhân dân ta

2. Chứng minh vấn đề nghị luận

Mục tiêu: Giúp HS

- Nhận biết được các lí lẽ, bằng chứng trong văn bản

- Hiểu mối quan hệ giữa lí lẽ và bằng chứng trong việc làm sáng tỏ vấn đề

Nội dung

- GV tổ chức cho HS thảo luận 

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

1. Các mục (2) Gióng ra đời kì lạ, (3) Gióng lớn lên cũng kì lạ, (4)Gióng vươn vai ra trận đánh giặc và (5)Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại đều dựa vào các sự kiện trong truyện Thánh Gióng nhưng tác giả không kể lại các sự kiện mà chủ yếu nêu lên nội dung gì?

2. Để làm sáng tỏ điều đó tác giả đã sử dụng các lí lẽ và dẫn chứng nào?

  ( GV giao phiếu học tập số 3a, b, c, d cho HS cả lớp chuẩn bị trước ở nhà)

- Tại lớp: Chia lớp ra làm 4 nhóm thảo luận thống nhất ý kiến trong nhóm và báo cáo.

Nhóm I: Phiếu học tập 3- a

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3a:

Đọc phần 2 và trả lời câu hỏi

1.  Nội dung chính của phần 2 là gì?

………………………………………………………………………………………..

2. Tìm lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ điều đó .

3. Ý nghĩa của các lí lẽ và dẫn chứng đó?  

………………………………………………………………………………………..

Nhóm II: Phiếu học tập 3-b

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3b: 

Đọc phần 3 và trả lời câu hỏi

1.  Nội dung chính của phần 2 là gì?

………………………………………………………………………………………..

2. Tìm lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ điều đó .

………………………………………………………………………………………

3. Việc trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn có tác dụng gì?

………………………………………………………………………………………

Nhóm III: Phiếu học tập 3-c

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3c:

Đọc phần 4 và trả lời câu hỏi

1.  Nội dung chính của phần 4 là gì?

………………………………………………………………………………………..

2. Tìm lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ điều đó .

………………………………………………………………………………………

3. Ý nghĩa của các lí lẽ và dẫn chứng đó?  

Nhóm IV: Phiếu học tập 3-d

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3d: 

Đọc phần 5 và trả lời câu hỏi

1.  Nội dung chính của phần 5 là gì?

………………………………………………………………………………………..

2. Tìm lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ điều đó .

………………………………………………………………………………………

3. Các từ Gióng hóa và bất tử hóa có ý nghĩa gì?

…………………………………………………………… 

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập chung của nhóm (phần việc của nhóm mình làm).

GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả học tập. Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung …

- GV hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.

- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục tiếp theo

*.Các mục (2) Gióng ra đời kì lạ, (3) Gióng lớn lên cũng kì lạ, (4)Gióng vươn vai ra trận đánh giặc và (5)Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại đều dựa vào các sự kiện trong truyện Thánh Gióng nhưng tác giả không kể lại các sự kiện mà chủ yếu nêu lên nội dung lòng yêu nước.

2.1 Gióng ra đời kì lạ

- Mẹ Gióng mang thai Gióng không bình thường: ướm chân mang thai, thai 12 tháng

- Nêu ra những sự ra đời kì lạ khác như Gióng trong truyện cổ dân gian (Lê Lợi, Nguyễn Huệ).

=> Ý nghĩa sự ra đời kì lạ: Khiến nhân vật trở nên phi thường; thể hiện sự yêu mến, tôn kính với nhân vật; đặt niềm tin vào những chiến công kì lạ.

2.2. Gióng lớn lên kì lạ

- 3 năm không nói, lần cất tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước, cứu nước. 

→ Tiếng nói không bình thường.

- Gióng lớn nhanh, lớn bằng thức ăn, thức mặc của nhân dân. 

→ Sức mạnh dũng sĩ được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân.

2.3 Gióng vươn vai ra trận đánh giặc

- Sự vươn vai liên quan đến mô típ truyền thống: người anh hùng phải khổng lồ về hình thể, sức mạnh, chiến công. 

→ Tượng đài bất hủ về sự trưởng thành, hùng khí, tinh thần trước thế nước lâm nguy.

- Quang cảnh ra trận hùng vĩ, hoành tráng. 

→ Tất cả sức mạnh, ý chí cộng đồng, thành tựu lao động, văn hóa được bộc lộ trong cuộc đối đầu giặc.

3.4 Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại

- Gióng ba về trời là sự ra đi phi thường. 

→ Sự trân trọng, yêu mến, muốn bất tử hóa nhân vật. Đây là phần thưởng cao nhất trao tặng người anh hùng.

- Chiến tích còn để lại: dấu ngựa, ao hồ,... Nhân dân kể chuyện Gióng, tổ chức Hội Gióng.

→ Minh chứng câu chuyện có thật, giúp mọi người tin và giữ truyền thống dân tộc.

III. TỔNG KẾT

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Phát phiếu học tập số 4

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

? Nêu những đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?

? Nội dung chính của văn bản

- Qua văn bản em nhận ra thái độ, tình cảm nào của người viết?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ cá nhân 2’, trao đổi cặp đôi 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

GV hướng theo dõi, quan sát, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảoluận

HS:- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV:- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- Chuyển dẫn sang đề mục sau.

1. Nghệ thuật

- Lí lẽ bằng chứng chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

- Bố cục mạnh lạc, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

2. Nội dung

- Qua văn bản Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, Bùi Mạnh Nhi đã chứng minh rằng: Thánh Gióng là một tác phẩm thành công, tiêu biểu viết về lòng yêu nước của dân tộc ta.

* Niềm yêu mến. say mê tìm tòi và giải mã những giá trị văn hóa dân gian.

3. HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung:HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm:Đáp án đúng của bài tập 

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập : Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 - 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ "độc nhất vô nhị" ("có một không ai").

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS: tìm ý và tạo đoạn

HS : viết đoạn

B3: Báo cáo, thảo luận: 

- GV  yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

Bài tập 

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, hoang đường song là biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Người anh hùng độc nhất vô nhị ấy được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm, là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.

4.HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, làm rõ mối quan hệ của ý kiến, lí lẽ, bằng chứng bằng sơ đồ. Biết ứng dụng sơ đồ trong việc tóm tắt nội dung bài học.

b) Nội dung:GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm:Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

? Hãy hệ thống lại nội dung bài học bằng sơ đồ để thấy được mối quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn nghị luận (trình bày một ý kiến)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS xác định nhiệm vụ.

- HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập, suy nghĩ và hệ thống  kiến thức bài học

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS: báo cáo kết quả học tập, tự đánh giá 

- GV: Nhận xét sản phẩm của hs, hướng dẫn học sinh tự đánh giá.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có)).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài mới.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác: