X

Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều

Giáo án bài Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử - Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều


Với giáo án bài Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Giáo án bài Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử - Cánh diều

Để mua trọn bộ Giáo án bài Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Qua hoạt động nói và nghe giúp các em hiểu rõ hơn ý nghĩa của sự kiện lịch sử đó và ảnh hưởng của nó với cuộc sống ngày nay.

- Thông qua hoạt động HS biết xây dựng các hình thức nói và nghe khác nhau của một văn bản thông tin trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử từ đó bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, ý kiến của mình về một một sự kiện làm phong phú, đa dạng và hấp dẫn, gây hứng thú trong tiết học.

2. Về năng lực:

- Biết lựa chọn và xác định sự kiện lịch sử và lập dàn ý bài nói cần trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của sự kiện lịch sử

- Biết kết hợp ngôn ngữ nói với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với đặc trưng của kiểu văn bản thông tin

- Phát huy năng lực môn học như  nghe-nói-viết và năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực công nghệ, năng lực tin học của học sinh

3. Về phẩm chất:

- Trung thực, chăm chỉ Trân trọng, yêu mến những

- Luôn nỗ lực, sáng tạo những điều mới mang dấu ấn cá nhân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1, bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài trình bày của HS.

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói. GV có thể lựa chọn một trong 2 cách đánh giá sau

Cách 1: PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ

Nhóm

Tiêu chí

Mức độ

 

Tốt

Đạt

Chưa đạt

1. Lựa chọn và xác định được sự kiện lịch sử

Lựa chọn được sự kiện tiêu biểu, có ý nghĩa

Lựa chọn được sự kiện nhưng chưa tiêu biểu

Chưa lựa chọn được sự kiện

2. Đảm bảo chính xác thông tin của sự kiện

Thông tin chân thực, chính xác

Thông tin đảm bảo

Nội dung sơ sài, số liệu chưa chính xác

3. Trình bày đúng quy trình bài nói

Thực hiện đúng quy trình trao đổi, thảo luận

Thực hiện theo quy trình nhưng chưa thật rõ ràng

Thực hiện chưa đúng trình tự, còn lộn xộn

4. Nói to, rõ ràng, lưu loát

Diễn đạt rõ ràng

Nói nhỏ còn ngập ngừng

Còn rụt rè, chưa thật tự tin

Cách 2:

Biểu tượng

Nội dung

 

Giáo án bài Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử | Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều

Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao lựa chọn được sự kiện tiêu biểu, có ý nghĩa. Đảm bảo bố cục của một bài thuyết trình về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử, trình bày sáng tạo, hấp dẫn, lôi cuốn, thuyết phục ( giọng nói tốt, hình ảnh đẹp, phù hợp, nhập vai tốt )

Giáo án bài Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử | Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều

Đảm bảo được cơ bản các yêu cầu của nhiệm vụ được giao, còn mắc một số sai sót nhỏ

Giáo án bài Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử | Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều

Các nhiệm vụ cần phải góp ý, chỉnh sửa, điều chỉnh

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức của cuộc sống vào bài học

b) Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh và cho biết hình ảnh đó liên quan đến sự kiện nào

c) Sản phẩm: là bài nói của HS về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử của địa phương hoặc đất nước

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh và giao nhiệm vụ cho HS:

Quan sát một vài hình ảnh và cho biết hình ảnh đó phản ánh sự kiện nào trong lịch sử dân tộc mà em biết.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ về các sự kiện lịch sử dân tộc

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trả lời câu hỏi của GV

Dự kiến:

Bức tranh 1: Sự kiện thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân- Tiền thân quân đội nhân dân Việt Nam

Bức tranh 2: Sự kiện Quảng Yên dành chính quyền cách mạng năm 1945. 

Bức tranh 3: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng

Bức tranh 4: Ngày 30.4.1975 Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh toàn thắng

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét và kết nối vào bài

Các em thân mến mỗi một sự kiện lịch sử có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc ta 4 bức tranh trên là 4 sự kiện lịch sử tiêu biểu cho những chiến thắng vẻ vang của nhân dân Việt Nam trong đó chúng ta – những người con của mảnh đất Bạch Đằng Giang lịch sử thật tự hào về chiến thắng dành chính quyền cách mạng ở tỉnh lị Quảng Yên. Hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các sự kiện lịch sử tiêu biểu đó

 

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nhiệm vụ 1: CHUẨN BỊ BÀI NÓI

a) Mục tiêu:

- HS xác định được mục đích nói và người nghe

- Chuẩn bị nội dung nói và luyện nói

b) Nội dung:

- GV hỏi & nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

- HS trả lời câu hỏi của GV & nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

c) Sản phẩm: Phần chuẩn bị dàn ý của các nhóm của học sinh

Dự kiến sản phẩm của nhóm 1: 

HS sắm vai cựu chiến binh nói chuyện về buổi toạn đàm trao đổi thảo luận về ý nghĩa của sự kiện lịch sử chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

- 1 HS trong vai dẫn chương trình

- 01 HS trong vai Bác cựu chiến binh

- 02 HS trong vai những người đồng đội

- 02 HS trong vai đội viên xuất sắc tham dự chương trình tọa đàm

Giáo án bài Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử | Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều

Dự kiến sản phẩm của nhóm 2:

Giáo án bài Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử | Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua bài tập đã giao cho các nhóm chuẩn bị ở tiết học trước

Học sinh được lựa chọn sự kiện và hình thức thể hiện khác nhau

Bài tập: Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm

1. Sự kiện: Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh toàn thắng

2. Sự kiện Quảng Yên dành chính quyền cách mạng năm 1945. 

Phân công:

Ban giám khảo đánh giá sản phẩm của các nhóm

Nội dung

Thời gian và yêu cầu thực hiện

Cách thức thực hiện

Thời gian hoàn thành báo cáo, đánh giá

Xây dựng dàn ý bài nói cho 2 sự kiện trên

Chuẩn bị ở nhà

+ N1,2: Sự kiện 1

+ N3,4: Sự kiện 2

HS làm việc độc lập  cả 02 vấn đề -> thống nhất ý kiến và ghi ra bảng phụ 01 vấn đề đã được phân công theo quy trình

+ Nêu khái quát về sự kiện

+ Thuật lại ngắn gọn sự kiện

+ Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của sự kiện

3- 5p trên lớp

 Kiến tạo các sản phẩm từ dàn ý

HS chuẩn bị ở nhà và hướng dẫn tiết học trước

Mỗi nhóm thực 01 hiện nội dung

HS xây dựng dưới hình thức: buổi nói chuyện theo chủ đề, hùng biện, nói theo sơ đồ, đồ họa thông tin…

5-7 phút/ sản phẩm

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói: yêu cầu HS đọc lại, nhớ lại các sự kiện để thuyết minh

- HS nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

* Các nhóm nhận nhiệm vụ: 

Yêu cầu

Triển khai các

nội dung công việc

Hình thức, cách thức thực hiện

Phụ trách báo cáo

Bước 1

- Làm việc cá nhân ->Trao đổi nhóm, thống nhất dàn ý, ghi chép

Ghi chép ra bảng phụ

- Đại diên HS trong nhóm ghi  chép

Bước  2

- Trao đổi nhóm, phân công nhiệm vụ của các cá nhân

- Lựa chọn và đăng kí hình thức thể hiện -> báo cáo giáo viên

+ Nhóm1: Xây dựng kịch bản buổi trò chuyện ( MC, các vai quần chúng )

+ Nhóm 2: Thiết kế tranh minh họa, sơ đồ/ giới thiệu

- Đại diện HS trong nhóm báo cáo

GV phỏng vấn:

? Nhóm em lựa chọn sự kiện nào để giới thiệu? Vì sao em lựa chọn sự kiện đó?

Bước 3: Thảo luận, báo cáo

- HS trả lời câu hỏi của GV.

Dự kiến:

Nhóm 1: Lựa chọn Sự kiện Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh toàn thắng vì Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Nhóm 2: Lựa chọn sự kiện Quảng Yên dành chính quyền cách mạng năm 1945 vì thắng lợi trong trận đánh chiếm tỉnh lỵ Quảng Yên là một chiến thắng vang dội và có ý nghĩa to lớn trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

GV: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt mục đích nói, chuyển dẫn sang mục sau.

1. Định hướng

- Bám sát các sự kiện lịch sử

- Quy trình trao đổi, thảo luận

+ Nêu khái quát về sự kiện

+ Thuật lại ngắn gọn sự kiện

+ Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của sự kiện

- Chú ý khi thuyết trình: âm lượng, cử chỉ, ánh mắt, nét mặt.

2. Thực hành

a. Chuẩn bị

- Xem lại dàn ý bài nói

- Sắp xếp tranh ảnh, video, Poster hỗ trợ

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Xem lại dàn ý đã chuẩn bị, bổ sung và chỉnh sửa.

- Chú ý kiểm tra các mốc thời gian, địa điểm

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nhiệm vụ 2: TRÌNH BÀY BÀI NÓI

a. Mục tiêu: Giúp HS biết xây dựng các hình thức thể hiện khác nhau của một bài

Nói về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử một cách phong phú, đa dạng và hấp dẫn, gây hứng thú trong tiết học.

- Luyện kĩ năng nói, thuyết trình cho HS trước đám đông.

b) Nội dung:

HS nói theo dàn ý mà nhóm đã chuẩn bị với các hình thức thể hiện khác nhau buổi nói chuyện theo chủ đề, hùng biện, nói theo sơ đồ…

c) Sản phẩm:

- Sản phẩm của học sinh HS xây dựng dưới các hình thức đã chuẩn bị

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS nói theo dàn ý của HĐ viết

- Trình chiếu phiếu đánh giá nói theo các tiêu chí và yêu cầu HS đọc.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xem lại dàn ý của bài thuyết trình

- GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS nói (4 – 5 phút).

- GV hướng dẫn HS nói

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau.

c, Nói và nghe

- Dựa vào dàn ý và thực hiện việc nói sự kiện trước tổ hoặc lớp.

- Sự kiện giới thiệu, thuyết trình chính xác, chân thực,hấp dẫn.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nhiệm vụ 3: TRAO ĐỔI VỀ BÀI NÓI

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.

- Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài nói.

- Chỉnh sửa bài nói cho mình và cho bạn.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả.

c) Sản phẩm: Lời nhận xét về HĐ nói của từng HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Giáo viên:

- Trình chiếu phiếu đánh giá HĐ nói theo các tiêu chí.

- Yêu cầu HS đánh giá

*Phiếu học tập số 1:

Nhóm đánh giá: …………………

Nhóm được đánh giá

Ưu điểm

Hạn chế,

góp ý

 Học tập, tiếp thu ở nhóm bạn

Nhóm :…

(cùng nhiệm vụ ghi trên bảng phụ)

 

 

 

Nhóm:…

( khác nhiệm vụ  trên bảng phụ)

 

 

 

1. Nội dung bài thuyết trình về sự kiện đã đầy đủ chưa? Còn thiếu những gì?

2. Phần thuyết trình, thể hiện có gì sáng tạo?

3. Giọng điệu, ngôn ngữ, cách trình bày?

- Người nghe tự đánh giá cách nghe của bản thân

4. Đã hiểu và nắm được nội dung của sự kiện chưa? Có gì sáng tạo trong cách thể hiện của bạn không?

5. Thái độ khi nghe bạn thuyết trình thế nào?

- GV đặt thêm câu hỏi:

+ Với người nghe: Em thích nhất điều gì trong phần trình bày của nhóm bạn? Nếu muốn thay đổi, em muốn thay đổi điều gì trong phần trình bày của nhóm bạn?

+ Với người nói: Em tâm đắc nhất điều gì trong phần trình bày của mình? Em muốn trao đổi, bảo lưu hay tiếp thu những góp ý của các bạn và thầy cô? Nếu được trình bày lại, em muốn thay đổi điều gì?

- Học sinh:  tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu tiêu chí.

HS: Ghi nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn ra giấy.

Bước 3: Thảo luận, báo cáo

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.

- HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét HĐ nói của HS, nhận xét nhận xét của HS và kết nối sang hoạt động sau.

d, Kiểm tra và chỉnh sửa

- Rút kinh nghiệm về nội dung

- Sự kiện và cách trình bày sự kiện

- Người nói xem xét lại nội dung và cách thuyết trình, giới thiệu của nhóm

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.

c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập 1: Giới thiệu sự kiện Chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS liệt kê các mốc thời gian, địa điểm

- GV hướng dẫn HS: thực hiện, sắm vai nhân vật để giới thiệu

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét bài làm của HS.

 

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

b) Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

(GV giao bài tập)

Bài tập 1: Thu thập thêm những tư liệu về các sự kiện lịch sử tiêu biểu qua internet, sách, báo...

Bài tập 2: Hãy giới thiệu một số sự kiện ở trường hoặc ở địa phương mà em sưu tầm được, và giới thiệu cho mọi người cùng biết

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 & 2.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

* GV đánh giá, kết luận:

- Có rất nhiều các cách thức và hình thức để truyền tải một nội dung của bài thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử để vận dụng vào trong thực tế. Các em có thể vận dụng, tham khảo một trong các hình thức mà các nhóm bạn đã thể hiện hôm nay.

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

* Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau (3 phút)

- Dặn dò HS những nội dung ôn tập ở nhà và chuẩn bị cho tiết tự đánh giá

Rút kinh nghiệm.

- Tài liệu và kế hoạch dạy học: 

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

- Tổ chức các hoạt động cho HS:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

- Hoạt động của HS:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác: