X

Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều

Giáo án bài Biện pháp tu từ ẩn dụ - Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều


Với giáo án bài Biện pháp tu từ ẩn dụ Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Giáo án bài Biện pháp tu từ ẩn dụ - Cánh diều

Để mua trọn bộ Giáo án bài Biện pháp tu từ ẩn dụ mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS nhận biết được từ láy và phân tích tác dụng của từ láy.

- Nhận biết được biện pháp tu từ ẩn dụ và phân tích tác dụng.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực nhận diện nghĩa của từ ngữ, biện pháp tu từ trong VB và chỉ ra được các từ loại trong văn bản.

3. Phẩm chất: 

Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: 

- Giáo án 

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.    

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề

c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia lớp thành 4 tổ tham gia trò chơi: Ai nhanh hơn?

Em hãy tìm những từ láy miêu tả hình dáng, tính cách của con người. Tổ nào tìm được nhiều nhất sẽ chiến thắng.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Gv dẫn dắt: Những từ láy sẽ góp phần gợi hình, gợi cảm hơn cho sự diễn đạt. Bài học hôm nay sẽ cùng tìm hiểu và phân tích về tác dụng của từ láy, phép tu từ ẩn dụ trong khi tạo lập văn bản.

- HS tìm ra một số từ láy: mũm mĩm, tròn trịa, gầy gò, nhanh nhẹn, dịu dàng, …..

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu về từ láy, biện pháp tu từ ẩn dụ

a. Mục tiêu: Nắm được cách xác định từ láy, biện pháp tu từ ấn dụ và tác dụng của chúng trong câu.

b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1 :

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: 

+ Dựa vào kiến thức đã học và những từ láy vừa tìm trên, hãy nêu lại định nghĩa về từ láy. 

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thực hiện nhiệm vụ 

+ Dự kiến sản phẩm: 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

- GV củng cố kiến thức: 

Trừ trường hợp lặp lại nguyên vẹn một tiếng có nghĩa như xanh xanh, ngời ngời,... trong các tiếng tạo thành từ láy, chỉ một tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không nghĩa. Đây là điểm phân biệt từ láy với những từ ghép ngẫu nhiên có sự trùng I ngử âm giữa các tiếng tạo thành như: hoa hống, học hành, lí lẽ, gom góp,...

NV2 :

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Dựa vào văn bản Về thăm mẹ đã học, hãy chỉ ra phép tu từ ẩn dụ có trong câu:

Áo tơi qua buổi cày bừa

Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm

Từ đó, hãy nhắc lại khái niệm về biện pháp tu từ ẩn dụ?

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thực hiện nhiệm vụ 

+ Dự kiến sản phẩm: 

- Phép tu từ ẩn dụ: áo tơi – hình ảnh của người mẹ tần tảo, lam lũ, vất vả

=> Ẩn dụ là biện pháp tu từ, sự vât, hiện tượng này được gọi tên bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

- GV củng cố kiến thức: Biện pháp tu từ ẩn dụ nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

+ Ẩn dụ hình thức: người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa.

+ Ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.

+ Ẩn dụ phẩm chất: có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác.

I. Lí thuyết

1. Từ láy

- Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đàu và ván) giống nhau tạo thành, ví dụ: chăm chỉ, thật thà, lim dim, lủi thủi, từ từ,... 














2. Ẩn dụ

- Ẩn dụ là biện pháp tu từ, sự vât, hiện tượng này được gọi tên bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Bài tập 1

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: làm bài tập 1

GV hướng dẫn HS cách xác định từ láy và chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của nó trong câu.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm: 

a, từ láy: chắt chiu, dãi dầu

b, từ láy: nghẹn ngào

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

Gv kết luận: như vậy từ láy có tác dụng mô tả, nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng của con người.

NV2: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm bài tập 2, xếp các từ ghép thuộc cùng nhóm về chất liệu, cách chế biến, tính chất, hình dáng của món ăn.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm: 

HS chỉ ra được hình ảnh ẩn dụ: cái trăng vàng/ cái trăng tròn/ cái trăng còn nằm nôi/ cái Mặt Trời bé con, để  chỉ người con.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức: 

NV3: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 3. Chia lớp thành 6 nhóm. 

Nhóm 1-3: làm ý a

Nhóm 2-5: làm ý 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức: 

Bài tập 1/ trang 24

a, từ láy: chắt chiu, dãi dầu

=> tác dụng: tăng sức gợi hình cho hình ảnh thơ, thể hiện sự vất vả, dành dụm, chăm chút của mẹ dành cho con.

b, từ láy: nghẹn ngào

=> tác dụng: thể hiện tình cảm yêu thương dâng trào của người con với mẹ của mình.














Bài 2/Trang 41

- Ẩn dụ: cái trăng vàng/ cái trăng tròn/ cái trăng còn nằm nôi/ cái Mặt Trời bé con → chỉ người con.

- Tác dụng:

+ Tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ của người mẹ với con: với mẹ con là trăng, là Mặt Trời, dù ngày hay đêm, con vẫn mãi là điều quan trọng nhất.











Bài  3/ trang 42

a) cái khuyết tròn đầy tương đồng với đứa con còn nhỏ, chưa phát triển toàn diện.

b)

+ Ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả lao động.

+ Kẻ trồng cây tương đồng phẩm chất với những người lao động tạo ra thành quả.

c) 

+ mực - đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất); 

+ đèn - rạng tương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất);

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: viết đoạn văn  (5-7 câu) về chủ đề tình cảm gia đình, trong đó sử dụng ít nhất một ẩn dụ.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp 

- Tổ chức trò chơi

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác: