Giáo án bài Về thăm mẹ - Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều
Với giáo án bài Về thăm mẹ Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Giáo án bài Về thăm mẹ - Cánh diều
Để mua trọn bộ Giáo án bài Về thăm mẹ mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nắm được nội dung của bài thơ, là những tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ, hình ảnh mẹ hiện hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, dòng và khổ thơ), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa…) của bài thơ lục bát.
- Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Về thăm mẹ
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Về thăm mẹ.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của bài thơ với các VB cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh hinh thành những phẩm chất tốt đẹp: yêu thương, biết ơn, trân trọng và hiếu thảo với cha mẹ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh, video về gia đình, quê hương
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ: Em đã bao giờ sống xa nhà? Khi đi xa, người em nhớ nhất trong nhà là ai? HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình. + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV dẫn dắt: Chúng ta ai rồi cũng sẽ lớn, sẽ rời vòng tay của cha mẹ yêu thương để theo đuổi những đam mê, khát vọng của mình. Nhưng hình ảnh về quê hương, về mái nhà nơi có cha mẹ dịu hiền sẽ mãi níu giữ đôi chân và trái tim, nhắc nhở chúng ta quay về. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu và phân tích một bài thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của người con xa quê dành cho mẹ trong ngày về thăm. |
- HS chia sẻ suy nghĩ |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: xác định thể loại bài thơ? chỉ ra những yếu tố đặc trưng của thể thơ qua bài thơ (vần, nhịp, dòng, khổ thơ) - GV hướng dẫn cách đọc: GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. Giọng thơ nhẹ nhàng, truyền cảm, thể hiện được tình cảm của người con. - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: chum tương, nón mê, áo tơi, người rơm. GV giải thích thêm đây đều là những vật gần gũi, giản dị với đời sống thôn quê. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dự kiến sản phẩm: Thể thơ lục bát. Các yếu tố đặc trưng: - Dòng thơ: gồm các câu thơ 6 tiếng và 8 tiếng xen kẽ. - Bài thơ được gieo vần đặc trưng cho thể lục bát: tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần xuống tiếng sáu của dòng bát (đông-không, ra-oà, rồi-ngồi, bừa); tiếng thứ tám của dòng bát gieo xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo (ngon-tròn, mòn – còn) - Nhịp thơ: ngắt nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 4/4 Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Bài thơ được viết theo thể lục bát, mang đậm âm hưởng của ca dao dân ca Việt Nam. Điều đó giúp cho tác giả bộc lộ được những tình cảm gia đình giản dị mà sâu lắng, đầy ý nghĩa. |
I. Tìm hiểu chung 1. Thể loại: thơ lục bát. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Bài thơ là lời của ai? Thể hiện cảm xúc về ai? + Bài thơ gồm mấy khổ thơ? Có thể chia văn bản thành mấy phần và nội dung từng phần? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Bài thơ là lời của người con thể hiện cảm xúc với mẹ trong một lần xa quê về thăm mẹ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Bài thơ gồm 4 khổ thơ, có thể phân tích theo hai hình ảnh đặc sắc trong bài, đó là tình cảm của người con đối với mẹ và hình ảnh người mẹ trong kí ức của con. NV2 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi dẫn, HS thảo luận theo nhóm + Người con về thăm mẹ trong hoàn cảnh nào? + Hình ảnh đầu tiên mà người con tìm đến là gì? Nêu ý nghĩa của hình ảnh đó? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Hoàn cảnh: con về thăm mẹ một chiều mùa đông + Hình ảnh đầu tiên: bếp lửa Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Gv bình: Hình ảnh bếp lửa gắn liền với mẹ, mẹ mang lại hơi ấm cho căn bếp, mẹ giữ ngọn lửa yêu thương luôn nồng ấm cho gia đình. Người mẹ hiện lên với sự đảm đang, chu toàn, vun vén cho ngôi nhà. Hình ảnh bếp lửa gắn liền với những bữa cơm đạm bạc luôn đau đáu trong lòng những đứa con xa quê Mẹ về để nấu cơm chiều NV3: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Gv đặt câu hỏi, HS thảo luận nhóm: + Người con đã nhìn thấy những hình ảnh nào? Tìm và liệt kê những hình ảnh, cảnh vật quanh ngôi nhà của người mẹ. + Chỉ ra các biện pháp tu từ mà tác giả đã sử dụng? + Những hình ảnh ấy gợi lên trong chúng ta đặc điểm gì về người mẹ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Những hình ảnh xuất hiện: bếp lửa, chum tương, áo tơi, nón mê, đàn gà cái nơm hỏng vành à đó là những sự vật gần gũi, giản dị, mộc mạc, thân thuộc với mẹ, với ngôi nhà. => Mẹ vất vả, tiết kiệm để nuôi con khôn lớn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Những vật dụng đời thường đã gợi lên trong kí ức của đứa con xa quê. Mẹ mộc mạc, quê mùa, giản dị, tiết kiệm, tất cả để dành cho con, nuôi con khôn lớn. NV4: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi : + Qua hai câu sau, tác giả đã nhấn mạnh phẩm chất nào của người mẹ? Bất ngờ rụng ở trên cành + Em nhận xét gì về hình ảnh người mẹ qua bài thơ? + Em hãy tìm những câu thơ, ca dao nói về đức hi sinh của mẹ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Mẹ luôn hi sinh, nhường nhịn cho con mà quên đi bản thân mình. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Mẹ là vậy, chịu đựng bao gian nan vất vả, luôn nhận về mình những thiệt thò, khó khăn để dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Đó là hình ảnh người phụ nữ VN truyền thống mà ca dao đã nhiều lần nhắc tới: Mẹ nằm chỗ ướt canh sương Chỗ khô lót tiếng ru nhường con thơ Hay: Miếng nạc thì để phần chồng NV5 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS theo dõi bài thoe và trả lời câu hỏi: + Tâm trạng, cảm xúc người con như thế nào trong lần về thăm mẹ? Liệt kê các từ ngữ chỉ tâm trạng, cảm xúc đó? Những từ ngữ đó thuộc loại từ gì + Tại sao người con lại có tâm trạng như vậy? + Em hiểu thế nào về hình ảnh"Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi" ? + Dấu ba chấm cuối dòng thơ “Nghẹ ngào thương mẹ nhiều hơn...” thể hiện điều gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Liệt kê các từ ngữ: nghẹn ngào, rưng rưng à từ láy gợi hình Dấu ba chấm cuối dòng: thể hiện sự nghẹn ngào không nói thành lời của người con. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bình: Trở về ngôi nhà khi mẹ đi vắng, cảnh vật tĩnh lặng khiến cho đứa con càng cảm nhận rõ hơn khung cảnh thiên nhiên, những kỉ niệm, kí ức ùa về trong tâm trí. Người con ngắm nhìn những cảnh vật xung quanh, con ngờ ngợ một cảm giác bâng khuâng, tha thẩn, mang nét buồn, nét thương. Hình ảnh "Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi" gợi nhiều hơn tả, đó có thể khung cảnh thực nhưng cũng có thể là cảm xúc của người con. Trời đổ mưa hay giọt nước con oà khóc, đi xa rồi mới thấy nhớ, thấy quý trọng những ngày còn bên mẹ. Dấu ba chấm cuối dòng thơ như kéo dài những niềm thương nỗi nhớ của người con, có rất nhiều nghẹn ngào con chẳng nói thành lời, chất chứa trong lòng chẳng thể nói ra. Dấu ba chấm cũng ạo khoảng lặng, dư âm trong lòng độc giả. NV6 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: Bài thơ có ý nghĩa gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: |
2. Bố cục: 2 phần - P1: Tình cảm của người con với mẹ - P2: Hình ảnh người mẹ thương con
II. Tìm hiểu chi tiết 1. Hình ảnh người mẹ trong kí ức của con - Hình ảnh mẹ gắn lền với bếp lửa => Bếp lửa tượng trưng cho hơi ấm, cho tình yêu thương của ngôi nhà, thể hiện sự sự tần tảo, đảm đang của người mẹ. đó cũng là những đặc điểm điển hình của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam.
- Những sự vật gần gũi, đời thường gắn bó với mẹ : + chum tương đã đậy. + áo tơi lủn củn. + nón mê ngồi dầm mưa. + đàn gà, cái nơm hỏng vành. - Tất cả các sự vật đều gần gũi, có vẻ cũ kĩ, xấu xí, không trọn vẹn. → Sự vất vả, tích cóp, tiết kiệm của người mẹ để nuôi con khôn lớn. → Tình yêu của mẹ đối với con trọn vẹn.
- Nghệ thuật: + Ẩn dụ "nón mê", "áo tơi" → Hình ảnh người mẹ lam lũ, tảo tần + Liệt kê: chum tương, nón mê, áo tơi,...
"Trái na cuối vụ mẹ dành phần con." → Chỉ là một trái na nhưng thể hiện rõ nét nhất sự yêu thương của mẹ: trái na đã đến cuối vụ mà mẹ không nỡ hái, vẫn chờ con về để cho con. => Thể hiện tình yêu thương của mẹ: Người mẹ tần tảo, hi sinh để lo cho con ăn học trưởng thành mà quên bản thân mình.
2. Tình cảm người con đối với mẹ - Dáng hình: thơ thẩn vào ra. - Cảm xúc: nghẹn ngào, rưng rưng - Thấy được sự tảo tần, vất vả của mẹ khi mọi thứ trong nhà đều do mẹ vun vén, khi nhìn thấy chiếc nón mê tàn, cái áo tơi lủn củn... => Thể hiện sự xúc động của người con cảm nhận được tình yêu thương của mẹ và thấy thương mẹ nhiều hơn. - Nghệ thuật: từ láy “nghẹn ngào”, “rưng rưng” ⇒ gợi tả tâm trạng người.
III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: * Nội dung: Bài thơ bày tỏ tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ. * Ý nghĩa: Mỗi cảnh, mỗi vật đều biểu hiện sự vất vả, sự tần tảo, hi sinh và đặc biệt là tình thương yêu của mẹ dành cho con. b. Nghệ thuật - Thể thơ lục bát nhịp nhàng biểu cảm. - Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Qua hai câu dưới đây của bài thơ Về thăm mẹ, tác giả đã nhấn mạnh phẩm chất nào của người mẹ?
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.
A. Lòng yêu thương con.
B. Sự hi sinh quên mình.
C. Lòng yêu thương xóm làng.
D. Sự mạnh mẽ, kiên quyết.
Câu 2. Bài thơ Về thăm mẹ có thể chia thành mấy phần?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Câu 3: Hai từ "rưng rưng", "nghẹn ngào" là loại từ nào?
A. Từ đơn.
B. Từ ghép.
C. Từ láy.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS:
1. Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu nêu cảm nhận về hình ảnh người mẹ qua bài thơ?
2. Hình dung và tái hiện lại cảnh người con về thăm ngôi nhà của mẹ trong bài thơ bằng cách vẽ tranh minh hoạ hoặc miêu tả bằn lời văn.
GV hướng dẫn HS viết một cách chân thực, xúc động, phù hợp với cảm xúc người viết
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV cung cấp thêm về tác giả Bình Nguyên và bài thơ
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|