X

Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều

Giáo án bài Đêm nay Bác không ngủ - Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều


Với giáo án bài Đêm nay Bác không ngủ Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Giáo án bài Đêm nay Bác không ngủ - Cánh diều

Để mua trọn bộ Giáo án bài Đêm nay Bác không ngủ mới, chuẩn nhất, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+ Tri thức về thể loại thơ có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả; nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản .

+ Tư tưởng, tình cảm của tác giả Minh Huệ được thể hiện qua văn bản.

+ Hình ảnh Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ.

+ Đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài thơ: Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả, với biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật khác.

2. Về năng lực: 

- Xác định được ngôi kể trong văn bản. 

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiểt, nhân vật, thể thơ, yếu tố miêu tả và tự sự; sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ ), nội dung (đề tài; chủ đề; ý nghĩa; tình cảm của tác giả, của anh đội viên với Bác và tình cảm của Bác đối với chiến sĩ và dân công,...) ..

- Rèn kỹ năng đọc – hiểu văn bản thơ.

- Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.

- Biết cách đọc thơ tự sự viết theo thể thơ năm chữ có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm, thể hiện được tâm trạng lo lắng không yên của Bác Hồ; tâm trạng ngạc nhiên, xúc động lo lắng và niềm vui sướng HP của người chiến sĩ.

- Trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

3. Về phẩm chất: 

- Nhân ái: HS biết tôn trọng, yêu thương chia sẻ với những người xung quanh, tự hào về truyền thống đánh giặc của dân tộc. 

- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 

- Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, chủ động rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ

- Yêu nước, tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc thể hiện trong tác phẩm.

- Biết ơn, kính trọng đối với những người có công.

- Tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, bài trình bày của HS.

2. Học liệu:

- Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về thơ kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh và nhu cầu tìm hiểu văn bản .

b) Nội dung:

- Tổ chức cuộc thi Tinh thần đồng đội, chia lớp thành 2-4 nhóm, các nhóm kể tên các bài thơ,  bài hát viết về Bác Hồ, cử đại diện lên thể hiện đọc/ hát một bài hoặc nêu vài câu cảm nhận về tình cảm của các  nhà thơ, nhạc sĩ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua cuộc thi Tinh thần đồng đội

 Luật chơi: 

- Trong thời gian 2 phút, mỗi nhóm trao đổi, ghi lại và kể tên các bài thơ,  bài hát viết về Bác Hồ.

- Trong thời gian 2p, mỗi nhóm cử đại diện lên kể tên bài thơ/ bài hát và thể hiện một bài thơ/ bài hát yêu thích hoặc nêu vài câu văn cảm nhận về tình cảm chung của nhà thơ/ nhạc sĩ đối với Bác Hồ trong các bài thơ, bài hát mà các em vừa nêu.

- Tiêu chí chấm: Đọc đúng – 10 điểm,Đọc sai – 0 điểm. Thể hiện bài/ nêu cảm nhận trôi chảy: 10đ, nếu vấp , quên..: trừ 05đ/ từ.

Nhóm nào nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên: hướng dẫn, quan sát học sinh trao đổi câu hỏi, gợi ý nếu cần

- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt  trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV nhận xét và giới thiệu bài học: Bác Hồ, vị lãnh tụ thiên tài, người cha già kính yêu của dân tộc, người dành tất cả tình yêu cho đất nước, mon sông Việt Nam. Tình yêu thương bao la của người làm thổn thức bao trái tim nghệ sĩ. Đã có rất nhiều bài thơ, bài hát của nhiều tác giả với những cách tiếp cận và thể hiện khác nhau. Bài “Đêm nay Bác không ngủ” là một trong những bài thơ viết về Bác được thể hiện bằng hình thức thơ tự sự rất gần gũi, giản dị.

* Tên một số bài hát về Bác:

- Em mơ gặp Bác Hồ" (Xuân Giao)

- "Em về quê Bác Hồ" (Hồ Tĩnh Tâm)

- "Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh" (Trần Hoàn)

- "Gửi tới Bác Hồ" (Kapapúi, lời Việt của Tường Vi)

- “Hát tên Người Hồ Chí Minh” (Nguyễn Trung Hoà)

*Tên một số bài thơ về Bác:

- “Ảnh Bác” của Trần Đăng Khoa

- “Bác đến” của Trần Ninh Hồ (1970)

- “Bác Hồ - Người cho em tất cả” của Hoàng Long, Hoàng Lân

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nhiệm vụ 1:Tìm hiểu chung

a) Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét cơ bản về nhà thơ Minh Huệ và bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc và tìm hiểu tác giả, những nét chung của văn bản qua các nguồn tài liệu và qua phần kiến thức ngữ văn trong SGK.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

 

I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm khoảng 4-6 học sinh tổ chức trò chơi “Bông hoa điểm10” cho hs tìm hiểu về tácgiả,tác phẩm trong vòng 8p

(Hoa 5 cánh: tác giả, hoàn cảnh st,thể loại và thể thơ, Ptbđ, cấu trúc vb)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ-8p

- HS nghe hướng dẫn 

- HS chuẩn bị độc lập (Khi ở nhà đọc văn bản, đọc kiến thức ngữ văn, tìm tư liệu)

- HS tương tác với các bạn trong nhóm thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể:

+ 1  nhóm trưởng  điều hành chung

+ 1 thư kí ghi chép

+ Người thiết kế bông hoa trên giấy/ bảng phụ/ máy tính và cử báo cáo viên 

+ Xây dựng nội dung: những hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm

+ Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo.

GV: Hướng theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận- 5p

- GV gọi một nhóm trình bày. Các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung.

*Thời gian: 3 phút 

*Hình thức báo cáo: thuyết trình  

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

*Phương tiện: Bảng phụ/ power point

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập- 3p

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét và bổ sung

- Hs ghi bài

*GV diễn giảng

- Sự nghiệp sáng tác của Minh Huệ ghi dấu ấn qua bảy tập thơ, bốn tập truyện ký và ký, hai tập truyện và nhiều bài thơ, tiểu luận về đời sống văn học nghệ thuật và văn hóa VN. Bài thơ nổi tiếng Đêm nay Bác không ngủ được nhà thơ Minh Huệ viết năm 1951 lúc 24 tuổi.

- Bài thơ viết về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch năm 1950.

- GV chiếu một số hình ảnh bác trong chiến dịch biên giới cuối năm  1950

*GV hướng dẫn HS tìm từ khó và cách đọc bài thơ như thế nào cho phù hợp.

- GV hỏi một số từ khó HS cần sự giúp đỡ. HS cùng bàn giải thích cho nhau nghe. GV gọi HS giải thích.

- GV hướng dẫn cách đọc: Giọng tâm tình, chậm rãi, thủ thỉ, ngắt nhịp 3/2 – 2/3.Phân biệt 3 giọng:

+ Giọng kể chuyện, miêu tả của tác giả

+ Giọng anh chiến sĩ lo lắng

+ Giọng Bác trầm ấm, yêu thương.

- GV phân vai cho HS đọc: vai dẫn chuyện, vai Bác Hồ và vai anh chiến sĩ – HS đọc bài

GV nhận xét, nhắc HS về tập đọc diễn cảm.

1-Tác giả.

- Minh Huệ tên khai sinh Nguyễn Thái, sinh năm 1927, quê tỉnh Nghệ An, làmthơtừ thời kháng chiến chống Pháp.

2-Tác phẩm :

a. Hoàn cảnh ra đời.

- ĐêmnayBác không ngủ làbài thơ nổi tiếng nhất của Minh Huệ.

- Bài thơ dựa trên sự kiện có thực: Trong chiến dịch Biên giới cuối năm1950,Bác Hồ trực tiếp ra trận theo dõi chỉ huy cuộc chiến đấu củabộ đội và nhân dân ta.

b. Thể loại : Thơ tự sự.

Thể thơ: 5 chữ

c. PTBĐ: TS +BC +MT

d. Cấu trúc: 3 phần

+Phần 1: 9 khổ thơ đầu: Lần thức dậy thứ nhất của anh đội viên.

+Phần2:6 khổ tiếp: Lần thức dậythứbacủa anh đội viên.

+ Phần 3: Còn lại: Tình cảm của tác giả đối với Bác.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nhiệm vụ 2: Đọc - hiểu văn bản

a) Mục tiêu: 

+ Gv hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu cụ thể nội dung, nghệ thuật của văn bản.

+ Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của từng phần trong văn bản.

b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh khám phá nội dung, nghệ thuật của văn bản bằng hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập. 

c, Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sản phẩm hoạt động nhóm

d) Tổ chức thực hiện:

Nội dung 1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (GV)-2p

* Vòng chuyên sâu  (7p)

- Chia lớp ra làm 6 hoặc 8 nhóm:

- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3,4,5,6 (nếu 6 nhóm) hoặc 1,2,3,4,5,6,7,8 (nếu 8 nhóm)...

- Yêu cầu HS xem phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân đọc thầm bài thơ và chú ý những lần thức giấc của anh chiến sĩ, xem lại phiếu bt cá nhân GV đã giao.- 2p

- Tám nhóm tiếp tục làm việc:

+ Tìm hiểu cốt truyện và bối cảnh.

+ Trao đổi, hoàn thành bảng về hình ảnh của Bác qua những lần thức giấc của anh chiến sĩ  vào bảng phụ (5’)

- Nhóm 1,3,5,7: Lần 1

- Nhóm 2,4,6,8: Lần 3

Bác trong lần thức dậy thứ......

Phân tích ngữ liệu

Nghệ thuật

Nội dung

Tư thế

 

 

 

Thái độ

 

 

 

Cử chỉ, hành động

 

 

 

Lời nói

 

 

 

* Vòng mảnh ghép (10p)

- Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới & giao nhiệm vụ mới:

1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu?

2. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật em vừa tìm được trong bài?

Nghệ thuật

Tác dụng

 

 

 

 

 

 

3. Qua phân tích thơ ở trên giúp em hiểu gì về Bác và tình cảm của Bác?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập(17p)

* Vòng chuyên sâu ( 7p)

HS:

- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.

- Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).

GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).

* Vòng mảnh ghép (10 phút)

HS:

- 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép.

- 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.

GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận-5p

GV:

- Yêu cầu đại diện lần lượt của 2 nhóm chẵn và lẻ lên trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- Đại diện 2 nhóm lần lượt trình bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ-5p

- Gv nhận xét, đánh giá, (sửa chữa nếu cần) rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

Giáo án bài Đêm nay Bác không ngủ | Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều

2- Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật em vừa tìm được trong bài?

Nghệ thuật

Tác dụng

Sử dụng từ láy trong khổ thứ 2

Từ láy : trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng lồng lộng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, (đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc, mau mau, mênh mông.)

Phân tích giá trị biểu cảm của một vài từ:

- tượng hình gợi cảnh đêm khuya, trời mưa nhỏ, kéo dài, lạnh giá và gợi tâm trạng

- “Lồng lộng” (trong câu: "Bóng Bác cao lồng lộng") đã nói được hình ảnh và tấm lòng cao đẹp của Bác Hồ.

- “Bồn chồn” nói được tâm trạng nóng ruột, lo âu của anh đội viên khi nhìn thấy Bác không ngủ mà cứ thức hoài trong đêm.

Biện pháp ẩn dụ trong khổ 3

Người Cha chính là Bác. Gợi sự gần gũi và tình cảm yêu thương của Bác

Dấu gạch đầu dòng thơ

Lời đối thoại của Bác và anh Đội viên  thể hiện trực tiếp suy nghĩ, tâm tư của nhân vật.

3- Qua phân tích thơ ở trên giúp em hiểu gì về Bác và tình cảm của Bác?

- Dự kiến câu trả lời: Bác Hồ vĩ đại, cao cả mà bình dị, gần gũi.

- GV mở rộng: Những câu thơ thể hiện tình yêu thương và chăm sóc ân cần của Bác Hồ với chiến sĩ như người cha, người mẹ chăm lo giấc ngủ cho những đứa con. Sự chăm sóc chu đáo không sót một ai "từng người một". Đặc biệt cử chỉ "nhón chân nhẹ nhàng" thể hiện sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với những người chiến sĩ bình thường giống như cử chỉ của người mẹ nâng niu giấc ngủ của đứa con nhỏ.

Giàu đức hy sinh quên mình:

"Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta.

Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa

Chỉ biết quên mình cho hết thảy”

Như dòng sông chảy nặng phù sa”. (Tố Hữu)Thật khó có thể phân biệt được đâu là tình thương của lãnh tụ, đâu là tình thương của người cha trong những câu thơ mộc mạc xúc động lòng người. Bởi tất cả đều giản dị như chính cuộc sống của Bác…

II. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN

1. Hình tượng Bác Hồ qua cảm nhận của anh đội viên:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Cốt truyện và bối cảnh:

- Truyện kể về một đêm không ngủ của Bác ở chiến khu Việt Bắc vào ngày mùa đông, trời mưa, lạnh giá. Khi Bác cùng các chiến sĩ tham gia chiến dịch Biên giới 1950.

* Bác trong lần thức dậy thứ nhất.

* Bác trong lần thức dậy thứ ba.

=> Sử dụng nghệ thuật:miêu tả dùng hiều từ láy gợi hình; nghệ thuật so sánh, ẩn dụ. 

=> Hình ảnh Bác: Bác Hồ vĩ đại, cao cả mà bình dị, gần gũi.

Nội dung 2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi, phiếu bài tập

* Cá nhân làm phiếu bài tập (5p)-Trao đổi cặp (3p)

* Phiếu bài tập:

1- Tìm chi tiết, so sánh những cảm xúc, suy nghĩ của anh đội viên đối với Bác trong những lần thức dậy và hoàn thiện vào sơ đồ sau

 

Lần thứ 1

Lần thứ 2

Chi tiết

 

 

Cảm xúc,

Suy nghĩ

Giống nhau

 

Khác nhau

 

 

2- Vì sao trong bài thơ không có lần thứ hai anh đội viên thức dậy mà lại có lần thứ ba? Tác dụng của việc lược bỏ đó?

3- Dựa vào những chi tiết em vừa tìm được em cảm nhận được tình cảm của anh đội viên đối với Bác như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập-10p

- HS làm phiếu bài tập (5p)-Trao đổi cặp (3p)

- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận-5p

- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi thảo luận cặp

- Học sinh hoàn thành phiếu bài tập

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ-3p

- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.

- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

GV bình:

2. Nhân vật anh đội viên.

Nội dung 3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV: gọi học sinh đọc khổ thơ cuối.

GV giao nhiệm vụ:

*TL cặp đôi: (TG3 ph)

- Câu 1: Nghệ thuật nổi bật trong khổ thơ ?

- Câu 2: Lời thơ giúp emhiểu thêm gìvề Bác?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập-3p

- HS làm việc cá nhân, hoạt động cặp, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận-3p

- Gọi đại diện HS trình bày.

khác quan sát, lắng nghe

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ-3p

- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.

- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

3. Cảm nhận của tác giả

+ Điệp ngữ"đêm nay", giọng thơ nhẹ nhàng

-> Khẳng định đêm nay cũng như biết bao đêm khác Bác đã mất ngủvì lo cho dân, cho nước. Bác hiện lên kì vĩ nhưng cũng rất đời thường.

- Lời giải thích như một chân lí chắc chắn khẳng định Bác giản dị nhưng cũng thật cao cả.

=>Tình yêu thương, chăm sóc của Bác dành cho các chiến sĩ, chodâvà lòng kínhyêucủaanh đội viên dành cho Bác.

Nhiệm vụ 3: Tổng kết 

a) Mục tiêu: Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản

b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh  trả lời câu hỏi tổng kết văn bản  để chỉ ra những thành công về nghệ thuật, nêu nội dung, ý nghĩa bài học của văn bản.

c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi 

Bằng sơ đồ tư duy, em hãy khái quát nghệ thuật, nội dung chính của văn bản?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập-5p

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận-2p

- Học sinh trình bày cá nhân

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ-1p

- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.

- Giáo viên sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

GV: Bài thơ đã thể hiện thật cảm động tấm lòng yêu thương bao la của BH đối với bộ đội và nhân dân; tình cảm kính yêu, cảm phục của nhân dân, bộ đội đối với Bác.

III. Tổng kết

1.Nghệ thuật

+ Dùng thể thơ năm tiếng có vần, điệu

- Cósự kết hợpkể chuyện ,miêu tả và biểu cảm

- Lời thơ giản dị, chân thành với nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm.

- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật

2. Nội dung:

Bài thơ đã diễn đạt một cách chân thực và cảm động tình cảm kính yêu, cảm phục của anh đội viên cũng như của cả dân tộc đối với Bác.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể.

b) Nội dung:  GV hướng dẫn cho HS làm bài tập. 

c) Sản phẩm: Câu trả lời học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

1*GV yêu cầu học sinh trả lời vào vở câu hỏi sau:

Văn bản Đêm nay Bác không ngủ là một câu chuyện được kể bằng thơ. Hãy lựa chọn và phân tích các đặc điểm trong văn bản để chứng minh việc kể bằng thơ sẽ góp phần làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. So sánh điểm giống và khác giữa câu chuyện Minh Huệ được nghe kể so với bài thơ.

2*GV cho học sinh chơi trò chơi: Ô chữ bí mật

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập- 2p

- Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả- 6p

- Học sinh trả lời câu hỏi. 

- Học sinh trả lời ô chữ  bí mật

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ-1p

- Học sinh nhận xét câu trả lời.

- Giáo viên sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức trên máy.

GV bình: việc kể chuyện bằng thơ thường vận dụng thể thơ 4 chữ, 5 chữ như chuyện Đêm nay Bác không ngủ, Lượm,... đã góp phần làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn sinh động, dễ nhớ hơn.

IV. Luyện tập

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống

b) Nội dung: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ để thực hiện dự án, hoàn thành nhiệm vụ: làm bài tập viết đoạn văn cảm nhận, miêu tả, vẽ tranh, làm thơ về Bác

c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

1*GV giao bài tập viết đoạn, vẽ tranh, làm thơ, hoạt cảnh....:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vĩ nhân đã in đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Bằng hiểu biết và tình cảm của mình, em có thể viết đoạn văn cảm nhận hoặc em có thể vẽ tranh, làm thơ...về Bác

2. Thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn với Bác và các chiến sĩ bộ đội trong kháng chiến chống Pháp.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập- sau giơ học/ ở nhà

- Học sinh trả lời câu hỏi

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Học sinh nộp bài vào giờ học sau

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Giáo viên sửa chữa, đánh giá bài làm

V. VẬN DỤNG

(về nhà thực hiện)

*****************************

Lời kết:

Các em ạ, Chủ tịch Hồ Chí Minh là vĩ nhân đã in đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Dù đã mãi mãi đi xa, nhưng hình ảnh giản dị, tư tưởng và tấm gương đạo đức sáng ngời của Người luôn sống mãi trong trái tim các thế hệ người Việt Nam. Giờ học kết thúc nhưng hình ảnh Bác vẫn còn mãi trong trái tim của cô, của các em và các em hãy tìm đọc thêm những tác phẩm về Bác, tiếp tục hoàn thiện, viết thêm cảm nhận về Bác bằng lời văn, ý thơ hay bằng những nét vẽ đáng yêu của mình nhé.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác: