Bản chất của sự điện phân là phản ứng oxi hoá – khử xảy ra trên bề mặt điện cực dưới tác dụng của
Câu hỏi:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Bản chất của sự điện phân là phản ứng oxi hoá – khử xảy ra trên bề mặt điện cực dưới tác dụng của dòng điện;
B. Để bảo vệ tàu biển làm bằng thép người ta gắn tấm Zn vào vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển. Bản chất của việc làm này là sử dụng biện pháp ăn mòn điện hoá để chống ăn mòn kim loại.
C. Bản chất của sự ăn mòn hoá học là phản ứng oxi hoá – khử xảy ra trong đó kim loại bị oxi hoá có phát sinh ra dòng điện.
D. Dung dịch đất trồng trọt chua có màu vàng là do các hợp chất Fe (III) gây nên.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Trong quá trình ăn mòn hoá học thì kim loại chuyển electron trực tiếp vào các chất trong môi trường và không phát sinh dòng điện → C sai
Trong quá trình điện phân thì dưới tác dụng của dòng điện bên anot xảy ra quá trình nhường electron, bên catot xảy ra quá trình nhận electron → xảy ra phản ứng oxi hoá khử trên bề mặt điện cực → A đúng
Để bảo vệ tàu biển làm bằng thép người ta gắn tấm Zn vào vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển. Zn có tính khử mạnh hơn Fe và tốc độ ăn mòn chậm hơn → được dùng làm kim loại hi sinh để bảo vệ sắt (bảo vệ điện hoá) → B đúng
Các hợp chất Fe (III) thường có màu vàng → D đúng.
Xem thêm bài tập Hóa học có lời giải hay khác:
Câu 1:
Cho 24,8 gam hỗn hợp MgO và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl 20% (D = 1,1g/ml). Khi phản ứng kết thúc người ta thu được 4,48 lít khí ở đktc.
a) Tính khối lượng thể tích dung dịch HCl cần dùng để hòa tan hỗn hợp.
b) Tính C% của dung dịch thu được sau phản ứng.
Xem lời giải »
Câu 2:
Cho 20,8 gam hỗn hợp MgO và MgCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng 2M, thu đc 4,48 lít khí CO2 (đktc).
a/ Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
b/ Tính thể tích dung dịch H2SO4 cần dùng.
Xem lời giải »
Câu 3:
Hòa tan một lượng 8,32 gam Cu tác dụng vừa đủ với 240 ml dung dịch HNO3 cho 4,928 lít ( ở đktc) hỗn hợp khí gồm NO và NO2 thoát ra.
a) Tính số mol mỗi khí trong hỗn hợp khí thu được.
b) Tính tỉ khối hỗn hợp khí so với hiđro?
c) Nồng độ của dd HNO3 đã dùng là bao nhiêu?
Xem lời giải »
Câu 4:
Cho 8,4 gam hỗn hợp Zn và Mg tác dụng với 500ml dung dịch HCl 2M.
a) Chứng minh rằng sau phản ứng axit vẫn còn dư.
b) Nếu thoát ra 4,48 lít khí ở đktc. Hãy tính số gam Mg và Zn đã dùng ban đầu.
c) Tính thể tích đồng thời của 2 dung dịch KOH 2M và Ba(OH)2 1M cần dùng để trung hòa lượng axit dư.
Xem lời giải »
Câu 5:
Để sản xuất nitơ trong công nghiệp, người ta chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Phương pháp này có thể dùng sản xuất một khí khác, khí đó là:
Xem lời giải »
Câu 8:
Lần lượt thực hiện các phản ứng sục khí clo vào dung dịch sau: Fe2(SO4)3; (NaCrO2 + NaOH); FeSO4; NaOH; CuCl2; CrCl2. Số thí nghiệm làm thay đổi số oxi hóa của nguyên tố kim loại trong hợp chất là:
Xem lời giải »