X

Bài tập trắc nghiệm Hóa học 9

Bài tập tổng hợp nhôm và sắt và cách giải


Bài tập tổng hợp nhôm và sắt và cách giải

Tổng hợp 15 bài tập trắc nghiệm về nhôm và sắt môn Hóa học lớp 9 chọn lọc, có lời giải chi tiết đầy đủ câu hỏi lý thuyết và các dạng bài tập sẽ giúp học sinh có thêm bài tập tự luyện từ đó học tốt môn Hóa học lớp 9 hơn.

Bài tập tổng hợp nhôm và sắt và cách giải

Bài 1:

Thí nghiệm 1: Cho 0,3 mol Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.

Thí nghiệm 2: Cho 0,3 mol Fe vào trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thoát ra khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất).

Tỉ lệ mol khí thoát ra ở hai thí nghiệm là:

A. 1:3

B. 2:3

C. 1:1

D. 1: 1,2

Bài 2: Một loại quặng sắt có chứa 80% Fe2O3. Thành phần phần trăm của Fe trong quặng theo khối lượng là:

A. 57,4%

B. 57,0 %

C. 56,0%

D. 56,4 %

Bài 3: Clo hoá 11,2g Fe ở nhiệt độ cao thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 48,75

B. 40,5

C. 24,375

D. 32,5

Bài 4: Hoà tan 16,8g kim loại hoá trị II vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Kim loại đem hoà tan là:

A. Mg

B. Zn

C. Pb

D. Fe

Bài 5: Một tấn quặng manhetit chứa 81,2% Fe3O4. Khối lượng Fe có trong quặng là:

A. 858 kg

B. 885 kg

C. 588 kg

D. 724 kg

Bài 6: Kim loại được dùng để làm sạch dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4

A. Fe

B. Zn

C. Cu

D. Al

Bài 7: Ngâm một lá sắt có khối lượng 20g vào dung dịch bạc nitrat, sau một thời gian phản ứng nhấc lá kim loại ra làm khô cân nặng 23,2g. Lá kim loại sau phản ứng có:

A. 18,88g Fe và 4,32g Ag

B. 19,44g Fe và 3,24g Ag

C. 15,68g Fe và 4,32g Ag

D. 19,44g Fe và 3,42g Ag

Bài 8: Cho lá nhôm vào dung dịch axit HCl có dư thu được 3,36 lít khí hiđro (ở đktc). Khối lượng nhôm đã phản ứng là:

A. 1,8 g

B. 2,7 g

C. 4,05 g

D. 5,4 g

Bài 9: Hòa tan 12g hỗn hợp gồm Al, Ag vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Phản ứng kết thúc thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của Al trong hỗn hợp là:

A. 70%

B. 30%

C. 90%

D. 10%

Bài 10: Hòa tan 25,8g hỗn hợp gồm bột Al và Al2O3 trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng người ta thu được 0,6g khí H2. Khối lượng muối AlCl3 thu được là:

A. 53,4g

B. 79,6g

C. 25,8g

D. 80,1g

Bài 11: Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng :

A. Hematit

B. Manhetit

C. Boxit

D. Pirit.

Bài 12: Dùng m gam Al để khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 sau phản ứng thấy khối lượng oxit giảm 0,58 g. Giá trị của m là:

A. 0,27 g

B. 2,7g

C. 0,54 g

D. 1,12 g.

Bài 13: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi hết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí đktc. Nếu cho m gam X trên vào một lượng dư HNO3 đặc nguội, sau khi kết thúc phản ứng thu được 6,72 lít NO2 duy nhất (đktc). Giá trị của m là bao nhiêu?

A. 12,3

B. 13,4

C. 11,56

D. 9,6

Bài 14: Hoà tan 9 g hợp kim nhôm – magiê vào dung dịch H2SO4 dư thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của Al và Mg trong hợp kim lần lượt là:

A. 50% và 50%

B. 40% và 60%

C. 60% và 40%

D. 39% và 61%

Câu 15. Cho 22,4g Fe tác dụng vừa đủ với 200g dung dịch H2SO4 loãng. Nồng độ % của dung dịch axit đã phản ứng là:

A. 32%

B. 54%

C. 19,6%

D. 18,5%

Đáp án tham khảo:

1B

2C

3D

4D

5C

6A

7A

8B

9C

10D

11C

12C

13A

14C

15C






Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án hay khác: