Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 4: Dung dịch và nồng độ
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Bài 4: Dung dịch và nồng độ sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 8.
Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 4: Dung dịch và nồng độ
I. Dung dịch, chất tan và dung môi
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi. Trong thực tế, dung môi thường là nước ở thể lỏng, chất tan có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí.
Ví dụ: Hoà tan đường vào nước được dung dịch nước đường. Trong đó, chất tan là đường; dung môi là nước.
- Ở nhiệt độ, áp suất nhất định, dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan đó được gọi là dung dịch chưa bão hoà; dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan đó được gọi là dung dịch bão hoà.
II. Độ tan
Để đặc trưng cho khả năng tan của mỗi chất, người ta dùng khái niệm độ tan.
- Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở nhiệt độ, áp suất xác định.
- Độ tan của một chất trong nước được tính theo công thức:
Trong đó:
S là độ tan, đơn vị g/100 g nước;
mct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam (g);
mnước là khối lượng nước, đơn vị là gam (g).
- Độ tan của hầu hết các chất rắn như đường, muối ăn,… đều tăng khi nhiệt độ tăng.
III. Nồng độ dung dịch
Để định lượng một dung dịch đặc hay loãng, người ta dùng đại lượng nồng độ. Có hai loại nồng độ dung dịch thường dùng là nồng độ phần trăm và nồng độ mol.
1. Nồng độ phần trăm
- Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của một dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
- Nồng độ phần trăm được xác định bằng biểu thức:
Trong đó:
C% là nồng độ phần trăm của dung dịch, đơn vị %;
mct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam (g);
mdd là khối lượng dung dịch, đơn vị là gam (g).
Khối lượng dung dịch = khối lượng chất tan + khối lượng dung môi.
2. Nồng độ mol
- Nồng độ mol (kí hiệu CM) của một dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.
- Nồng độ mol được xác định bằng biểu thức:
Trong đó:
CM là nồng độ mol của dung dịch, có đơn vị là mol/L và thường được biểu diễn là M;
nct là số mol chất tan, đơn vị là mol;
Vdd là thể tích dung dịch, đơn vị là lít (L).
IV. Thực hành pha chế dung dịch theo một nồng độ cho trước
- Để pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước, ta thực hiện theo hai bước sau:
Bước 1: Tính các đại lượng cần dùng.
Bước 2: Pha chế dung dịch theo các đại lượng đã xác định.
- Ví dụ: Pha chế 200 gam dung dịch NaCl 20%.
Bước 1: Tìm các đại lượng liên quan.
- Tìm các đại lượng cần dùng:
- Tìm khối lượng H2O cần dùng:
Bước 2: Cách pha chế.
- Cân 40 gam NaCl khan cho vào cốc.
- Cân 160 gam H2O (hoặc đong 160 mL nước) cho dần dần vào cốc và khuấy cho đến khi NaCl tan hết, ta được 200 gam dung dịch NaCl 20%.