X

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 8.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

I. MÔI TRƯỜNG SỐNG

1. Khái niệm môi trường sống

- Khái niệm môi trường sống: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố xung quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

- Ví dụ: Các nhân tố trong môi trường sống của cây xanh như nhiệt độ, ánh sáng, gió, độ ẩm, nồng độ O2, nồng độ CO2, châu chấu, con bò, cỏ, con người,…

2. Các loại môi trường sống chủ yếu

- Môi trường sống chủ yếu của sinh vật gồm: môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.

+ Môi trường cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển.

+ Môi trường nước gồm những vùng nước ngọt, nước mặn, nước lợ.

+ Môi trường trong đất gồm các lớp đất.

+ Môi trường sinh vật là cơ thể của động vật, thực vật, con người,…

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

- Mỗi loài sinh vật thường có một môi trường sống đặc trưng. Ví dụ: Con sùng đất có môi trường sống trong đất; sâu đục thân sống trong cơ thể thực vật;…

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

II. NHÂN TỐ SINH THÁI

1. Khái niệm nhân tố sinh thái

- Khái niệm: Nhân tố sinh thái là các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

- Phân loại: Các nhân tố sinh thái được xếp vào hai nhóm là nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh.

+ Nhân tố sinh thái vô sinh: là các yếu tố không sống của môi trường. Ví dụ: nhiệt độ, ánh sáng, gió, nồng độ oxygen,…

+ Nhân tố sinh thái hữu sinh: là các yếu tố sống của môi trường, bao gồm cả con người và các sinh vật khác. Ví dụ: con bò, cỏ, giun đất,…

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

2. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh vật

a) Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh

- Ánh sáng, nhiệt độ,… là những nhân tố vô sinh có ảnh hưởng thường xuyên đến sinh vật.

- Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh vật:

+ Đối với thực vật: Thực vật thích nghi khác nhau trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau, được chia thành hai nhóm chủ yếu là cây ưa sáng và cây ưa bóng.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

+ Đối với động vật: Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết và định hướng di chuyển trong không gian.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh vật: Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật.

+ Ví dụ: Gấu Bắc Cực sống ở môi trường lạnh nên chúng có bộ lông màu trắng, dày, lớp mỡ dày giúp chúng giữ ấm cơ thể.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

b) Ảnh hưởng của các nhân tố hữu sinh

- Mỗi sinh vật sống trong môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới các sinh vật sống xung quanh. Thông qua các mối quan hệ cùng loài hoặc khác loài, các sinh vật có thể hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.

- Ví dụ:

+ Các con trâu sống thành đàn có thể hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ con già yếu và các con non khỏi kẻ thù tấn công.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

+ Sống trên cùng một cánh đồng lúa, cỏ dại cạnh tranh chất dinh dưỡng với lúa nên khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

III. GIỚI HẠN SINH THÁI

- Khái niệm: Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

- Ví dụ: Cá rô phi ở Việt Nam không thể tồn tại ở nhiệt độ dưới 5,6oC và trên 42oC, khoảng nhiệt từ 5,6oC đến 42oC được gọi là giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức hay khác: