Cho biết đồ thị hàm số y = (m + 2)x^2 (m ≠ –2) đi qua điểm A(–1; –2)
Giải SBT Toán 9 Bài tập cuối chương 7 - Cánh diều
Bài 36 trang 72 SBT Toán 9 Tập 2: Cho biết đồ thị hàm số y = (m + 2)x2 (m ≠ –2) đi qua điểm A(–1; –2).
a) Tính giá trị của hàm số tại x = 3.
b) Điểm B(0,5; –0,25) có thuộc đồ thị hàm số hay không?
c) Tìm một số điểm thuộc đồ thị hàm số (không kể điểm O) rồi vẽ đồ thị hàm số đó.
Lời giải:
Đồ thị hàm số y = (m + 2)x2 (m ≠ –2) đi qua điểm A(–1; –2) nên thay x = ‒1 và y = ‒2 vào hàm số ta có:
–2=(m+2) .(–1)2 hay m + 2 = –2, suy ra m = –4 (thỏa mãn m ≠–2).
Do đó, hàm số là y = –2x2.
a) Thay x = 3 vào hàm số y = –2x2, ta có: y = –2.32 = –18.
Vậy giá trị của hàm số tại x = 3 là y = ‒18.
b) Xét điểm B(0,5; –0,25):
Thay x = 0,5 vào hàm số y = –2x2, ta có y = –2.0,52 = –0,5 ≠ –0,25.
Do đó điểm B(0,5; –0,25) không thuộc đồ thị hàm số y = –2x2.
c) Xét hàm số y = –2x2.
• Ta có bảng giá trị của y tương ứng với giá trị của t như sau:
Do đó các điểm A(‒2; ‒8); B (‒1; ‒2); C(1; ‒2); D(2; ‒8) thuộc đồ thị hàm số y = –2x2.
• Vẽ các điểm A(‒2; ‒8); B (‒1; ‒2); O(0; 0); C(1; ‒2); D(2; ‒8) thuộc đồ thị hàm số y = –2x2 trong mặt phẳng tọa độ Oxy.
• Vẽ đường parabol đi qua 5 điểm A, B, O, C, D, ta nhận được đồ thị của hàm số y = –2x2 (hình vẽ).
Lời giải SBT Toán 9 Bài tập cuối chương 7 hay khác:
Bài 34 trang 72 SBT Toán 9 Tập 2: Hàm số nào dưới đây có đồ thị là đường cong ở Hình 11? ....
Bài 38 trang 73 SBT Toán 9 Tập 2: Giải các phương trình: a) b) 9x2 – 17x + 4 = 0; ....
Bài 39 trang 73 SBT Toán 9 Tập 2: Không tính ∆, giải các phương trình: a) ....