Soạn bài Cái giá trị làm người - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Cái giá trị làm người ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Soạn bài Cái giá trị làm người - Chân trời sáng tạo
* Hướng dẫn đọc
Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Văn bản trên thể hiện những đặc điểm nào của thể loại phóng sự?
Trả lời:
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn, đối thoại… để làm tăng tính xác thực cho tư liệu.
- Phản ánh lại sự kiện những người lao động thất nghiệp đang tìm kiếm việc làm bằng cách tụ tập ra những chợ “bán người”.
Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Liệt kê một số chi tiết có tính xác thực và nêu tác dụng của các chi tiết đó trong văn bản.
Trả lời
- Những người lao động thất nghiệp đi kiếm việc làm bằng cách tụ tập ra những chợ "bán người", chỉ mong có được một "thầy kí", "cô đầm" nào đây rước về làm việc vặt.
- Những người đàn bà đi ở vú
- Mụ “đưa người" toàn quyền quyết định về cái giá của những người lao động đủ mọi lứa tuổi
=> Việc liệt kê các chi tiết đó có tác dụng tái hiện một cách chân thực hiện trạng thất nghiệp thời bấy giờ, đồng thời thể hiện sự bi thương của xã hội.
Câu 3 (trang 117 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bạn có nhận xét gì về mật độ sử dụng và tác dụng của lời thoại trong văn bản?
Trả lời:
- Trong văn bản, tác giả đã sử dụng mật độ lời thoại dày đặc.
- Tác dụng: Giúp bộc lộ rõ nét tính cách của nhiều kiểu người trong xã hội.
Câu 4 (trang 117 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tìm một số ví dụ về sự kết hợp giữa trần thuật với miêu tả hoặc kết hợp giữa trần thuật với bình luận và cho biết tác dụng của sự kết hợp ấy.
Trả lời:
- Ví dụ:
+ “Nghĩa là có khi không bằng giá súc vật. Thật vậy, tôi thấy một vài con chó còn được chủ mua thịt bò cho ăn. Có khi, con chó mỗi tháng khiến chủ tốn kém hơn một đứa tôi tớ trong nhà.”
=> Thể hiện sự rể mạt của giá trị người lao động.
+ “Mười sáu người đủ hạng lớn bé, trẻ già này, mỗi người chỉ cầu như một con chó, nhiều khi kém một con chó, mà lại còn đem chân tay ra làm nhiều việc có ích, rất nặng nhọc, mà vẫn không kiếm được việc…”
=> Tái hiện hoàn cảnh cùng quẫn, bi đát của những người thất nghiệp.
Câu 5 (trang 117 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Đoạn trích này giúp bạn hiểu như thế nào về con người, xã hội Việt Nam thời kì trước năm 1945?
Trả lời:
Xã hội Việt Nam thời kì trước năm 1945 rơi vào tình trạng khủng hoảng, xã hội vô cùng bi đát, người lao động rơi vào trạng thái thất nghiệp, không có việc làm trầm trọng.
Câu 6 (trang 117 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nhận xét về nghệ thuật viết phóng sự của tác giả Vũ Trọng Phụng (tác dụng của việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, cách trần thuật, miêu tả, sử dụng lời thoại… trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của văn bản)
Trả lời:
Tác giả Vũ Trọng Phụng đã vận dụng vô cùng khéo léo những thủ pháp nghệ thuật khi viết phóng sự để có cái nhìn và ghi chép một cách chân thực nhất về xã hội Việt Nam sau cách mạng tháng 8. Để xuất hiện những tiếng cười châm biếm như vây ắt hẳn Vũ Trọng Phụng phải là một người hiểu đời, hiểu người và có chiều sâu tâm hồn.
Câu 7 (trang 117 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Theo bạn, cách phản ánh sự thật đời sống của phóng sự và nhật kí có gì giống và khác nhau?
Trả lời:
|
Phóng sự |
Nhật kí |
Giống nhau |
- Ghi chép lại sự kiện đặc biệt, đề cao sự chân thực, sinh động - Thể hiện cảm xúc của cá nhân người viết |
|
Khác nhau |
- Không ghi ngày, tháng, năm - Ghi chép những sự kiện quan trọng có ý nghĩa với cộng đồng, xã hội. |
- Có đánh số ngày, tháng, năm. - Ghi chép những sự kiện hàng ngày. |