Soạn bài Tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược nhau - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược nhau ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Soạn bài Tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược nhau - Chân trời sáng tạo
Đề tài: (trang 157 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Câu lạc bộ văn học trường bạn tổ chức buổi hùng biện Tuổi trẻ và những góc nhìn xã hội. Hãy chuẩn bị bài tranh luận về một vấn đề xã hội đáng quan tâm và có những ý kiến trái ngược nhau để tham gia buổi hùng biện.
Bước 1: Chuẩn bị cho cuộc tranh luận
Nên chọn đề tài thu hút được sự quan tâm của cộng đồng và không quá xa lạ với cuộc sống chúng ta.
- Xác định mục đích nói, thời gian, không gian nói và đối tượng người nghe.
+ Bài nói viết nhằm mục đích gì?
+ Bài nói trong không gian như thế nào?
+ Người nghe là ai để đưa ra những ứng xử phù hợp.
- Tìm ý, lập dàn ý
Cần trả lời được các câu hỏi sau:
+ Vấn đề cần tranh luận là gì?
+ Nêu ý kiến của bản thân
+ Giải pháp cho vấn đề là gì?
- Từ các ý tìm được, sắp xếp để hoàn thiện 1 dàn ý hoàn chỉnh.
Bước 2. Tiến hành tranh luận
Tiến hành trình bày bài tranh luận lưu ý đầm bảo thời gian, chú ý thái độ đối với người nghe, ngôn ngữ hợp lý và tương tác tích cực với người nghe.
Bước 3: Đánh giá, rút kinh nghiệm
- Cần nói đúng vấn đề, tránh nói dài, nói lan man.
- Cần đưa ra được phản hồi xác đáng, thuyết phục để bảo vệ quan điểm của cá nhân trước sự phản bác của người nghe.
- Rút ra được bài học kinh nghiệm về các kĩ năng thảo luận, tranh luận.
Bài viết tham khảo
Chào thầy/ cô và các bạn. Hôm nay, tôi xin trình bày chủ đề: Tuổi trẻ và những góc nhìn xã hội. Chúng ta thấy rằng trong xã hội có vô vàn chủ đề có ý kiến trái ngược nhau, nổi bật trong đó là vấn đề: “Ứng xử trên không gian mạng”
Ngày nay, internet phát triển thịnh vượng kèm theo đó là sự ra đời của rất nhiều mạng xã hội khác nhau. Một thực trạng đang diễn ra đó là các bạn trẻ sử dụng mạng xã hội rất nhiều và rất phổ biến, kéo theo đó là các vấn đề về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của giới trẻ cũng gây nhiều vấn đề nhức nhối.
Ngày nay, mạng xã hội vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng mạng xã hội, người người sử dụng mạng xã hội. Ở Việt Nam có rất nhiều mạng xã hội được người dân sử dụng trong đó phải kể đến: Facebook, Zalo, Instagram … với hàng triệu người truy cập ở những lứa tuổi khác nhau. Mạng xã hội như một thế giới ảo mà ở đó con người có thể giao lưu, tương tác với nhau, từ đó cũng hình thành nên nhiều cách cư xử: trang nhã có, lịch sự có, thậm chí là thô lỗ cũng có.
Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên phải kể đến ý thức sử dụng mạng xã hội của con người chưa tốt, các bạn trẻ muốn chứng minh bản thân mình với mọi người, muốn mình được chú ý. vì khi được nhiều người chú ý sẽ trở nên nổi tiếng. Hiện nay có rất nhiều “ngôi sao” bước ra từ việc nổi tiếng trên mạng xã hội nên dẫn đến việc nhiều bạn trẻ hùa theo đó. Một nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng từ môi trường sống, chưa được giáo dục đến nơi đến chốn…
Việc sử dụng mạng gây ra nhiều hậu quả khôn lường: đã có nhiều cuộc xung đột, cãi vã thậm chí là bạo lực đã xảy ra có nguyên nhân là tranh cãi nhau trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều gây tốn thời gian và ảnh hưởng đến những công việc khác của con người. Để khắc phục tình trạng này, trước hết mỗi người tự điều chỉnh lại bản thân mình, cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội, tập trung vào những công việc khác. Bên cạnh đó, chúng ta cần có một cách ứng xử trên mạng xã hội văn minh và thông thái.
Mọi thứ đều có hai mặt lợi và hại, sử dụng chúng ra sao cho hợp lí là lựa chọn của mỗi người. Chúng ta hãy góp một phần công sức nhỏ bé để xây dựng một xã hội ngày càng văn minh, lành mạnh, đẹp đẽ hơn
Trên đây là toàn bộ bài thuyết trình của tôi, cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi mong nhận được góp ý của thầy cô và các bạn về bài trình bày của mình. Tôi xin cảm ơn ạ.