X

Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Trên đỉnh non Tản - ngắn nhất Chân trời sáng tạo


Soạn bài Trên đỉnh non Tản ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Soạn bài Trên đỉnh non Tản - Chân trời sáng tạo

* Hướng dẫn đọc

Câu 1 (trang 92 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Xác định đề tài, tóm tắt chuỗi hành động/ sự kiện được kể và chỉ ra mối quan hệ giữa chúng trong văn bản.

Trả lời:

- Đề tài: thế giới của các vị thần

- Tóm tắt:

Câu chuyện kể về một làng thợ mộc sống dưới chân núi Tản Viên, cứ 5-10 năm sẽ có 1 vị thần (còn gọi là Sơn Thần) xuống núi non Tản 1 lần để tìm 1 toán thợ đẽo đá tài tình nhất để sửa sang lại ngôi nhà của vị thần đó trên đỉnh ngọn núi cao nhất. Nhóm thợ này sẽ không được phép hé môi kể lại những điều mình từng thấy nếu không sẽ nhận lại 1 kết cục bi thảm.

Câu 2 (trang 92 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tìm ra một số chi tiết kì ảo và điền vào bảng sau:

STT

Chi tiết về đồ vật kì ảo

Chi tiết về nhân vật kì ảo và

phép thuật

 

 

 

 

 

 

Từ đó, chỉ ra vai trò của các yếu tố kì ảo trong văn bản trên.

Trả lời:

STT

Chi tiết về đồ vật kì ảo

Chi tiết về nhân vật kì ảo và phép thuật

1

Con trúc đao

Thẩn non Tản

2

Cây ngân tiễn

Cô lái đò

3

Hòn đá cuội đập vỡ ra là lúa gạo, rượu…

Sơn Thần

=> Vai trò của yếu tố kì ảo đóng vai trò rất quan trọng. Thông qua yếu tố kì ảo, tác giả đã giới thiệu về nghề đục gỗ nhà rường, nhà gian ngày xưa.

Câu 3 (trang 92 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Đồ vật kì ảo nào xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm? Theo bạn, điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả?

Trả lời:

- Đồ vật kì ảo xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm là: Con trúc đao

- Việc xuất hiện nhiều lần như vậy là dụng ý của tác giả, gợi những suy nghĩ về các câu tục ngữ dân gian.

Câu 4 (trang 92 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Việc mượn câu hát dân gian để làm đề từ cho tác phẩm có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Khiến cho tác phẩm trở nên lôi cuốn, hấp dẫn.

Câu 5 (trang 92 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phân tích nhân vật Thần Non Tản và chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa nhân vật này và nhân vật Sơn Tinh trong bài thơ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh của Nguyễn Nhược Pháp.

Trả lời:

- Giống: Đều là các vị thần

- Khác: Khác nhau về tuổi tác, ngoại hình

+ Thần Non Tản là cụ già

+ Sơn Tinh là thanh niên trai tráng đang ở độ tuổi “kén rể”.

Câu 6 (trang 92 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Xác định chủ đề, cảm hứng và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

Trả lời:

- Chủ đề: Nêu giá trị của những ngành nghề thủ công- nghề đục gỗ.

- Thông điệp: Cần biết giữ chữ tín, nói lời phải giữ lấy lời.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác: