Soạn bài Ôn tập trang 66 lớp 12 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập trang 66 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Soạn bài Ôn tập trang 66 lớp 12 - Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Lập bảng để tóm tắt, hệ thống những vấn đề như đề tài, câu chuyện, nhân vật trong hai truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) và Hai đứa trẻ (Thạch Lam).
Trả lời:
|
Lão Hạc |
Hai đứa trẻ |
Đề tài |
Người nông dân |
Người nghèo đói |
Câu chuyện |
Lão Hạc là một ông lão đã lớn tuổi, vợ mất sớm, con lão vì không thấy được vợ nên bỏ đi đồn điền cao su bẵng mấy năm không thấy về. Vì quyết để lại mảnh vườn cho con sau này về có tiền làm ăn, cưới vợ nên lão nhịn ăn nhịn uống, sống lay lắt qua ngày. Ban đầu lão phải bán con chó Vàng lão hết mực yêu quý, rồi cuối cùng vì không muốn phạm đến mảnh vườn của con mà lão ăn bả chó tự vẫn. |
Chị em Liên và An là hai đứa trẻ được mẹ giao trông coi một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu tại một phố huyện nghèo bên cạnh ga xe lửa, để giúp gia đình vốn đã lao đao: cha mất việc, cả nhà phải bỏ Hà Nội chuyển về sinh sống ở quê. Cũng như nhiều người dân lam lũ tại phố huyện, hai chị em Liên, An vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dạng, im tiếng trong trời đêm sâu thẳm. Lúc đó người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một tối ế ẩm để trở về nhà. Còn hai đứa trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh. |
Nhân vật |
Lão Hạc (nhân vật chính) |
Liên và An (nhân vật chính) |
Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Lập bảng tóm tắt tri thức về phong cách cổ điển, phong cách hiện thực và phong cách lãng mạn (đã học ở Bài 1 và Bài 2).
Trả lời:
Phong cách cổ điển |
- Đề cao tính chất khuôn mẫu, chuẩn mực về tư tưởng và nghệ thuật. - Hệ thống ngôn từ tao nhã, hình ảnh ước lệ tượng trưng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố… |
Phong cách hiện thực |
- Đề cao cảm xúc và trí tưởng tượng của con người - Phá vỡ các quy phạm nhằm giải phóng con người cá nhân, bộc lộ cá tính một cách tự do nhất |
Phong cách lãng mạn |
Khắc hoạ chính xác, tỉ mỉ những bức tranh chân thực về cuộc sống, môi trường, xã hội với cảm hứng phê phán, bóc trần và phủ nhận thực tại |
Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phân tích lỗi câu mơ hồ trong các trường hợp sau và nêu cách sửa:
a. Nó đưa cho cô giáo chủ nhiệm lớp ba cuốn truyện tranh mới mua hôm qua
b. Nam nói với Sơn bức tranh của cậu ấy rất đẹp
Trả lời:
a. - Ở ví dụ a mắc lỗi mơ hồ cấu trúc
- Sửa: Nó đưa ba cuốn truyện tranh mới mua hôm qua cho cô giáo chủ nhiệm.
b. - Ở ví dụ b mắc lỗi mơ hồ cấu trúc.
- Sửa lại: Nam nói với Sơn rằng bức tranh của cậu ấy rất đẹp.
Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chia sẻ ít nhất một kinh nghiệm mà theo bạn là hữu ích để tạo tính thuyết phục cho bài văn nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ.
Trả lời:
Để bài văn nghị luận xã hội tăng thêm tính thuyết phục tôi cần xây dựng hệ thống luận điểm chặt chẽ, đặc biệt lấy các dẫn chứng đúng với thực tế.
Câu 5 (trang 66 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Khi thuyết trình về một vấn đề xã hội liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước, bạn cần chú ý điều gì để thu hút sự quan tâm của người nghe? Khi nghe một bài thuyết trình, muốn nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình, bạn nên lưu ý điều gì?
Trả lời:
Người nói |
- Nên sử dụng những công cụ hỗ trợ bên ngoài để bài thuyết trình sinh động, hấp dẫn (ppt, sơ đồ, hình ảnh…) - Tự tin, giọng nói có nhấn nhá phù hợp - Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, dễ hiểu - Mở đầu/ kết thúc gây ấn tượng - Tương tác tích cực với người nghe |
Người nghe |
- Tìm hiểu trước về đề tài thuyết trình - Ghi chép lại những câu hỏi muốn trao đổi, thảo luận - Lịch sự, tích cực khi trao đổi |
Câu 6 (trang 66 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bạn có suy nghĩ gì về những ô cửa nhìn ra cuộc sống mà các văn bản trong bài mang đến? Bạn rút ra được những liên hệ gì khi đối chiếu giữa tác phẩm văn học và cuộc sống xung quanh?
Trả lời:
- Thông qua các văn bản đã giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều về cuộc sống xung quanh, giúp chúng ta có sự nhận thức về cuộc sống, về xã hội.
- Bài học: Văn học như một tấm gương phản chiếu về cuộc sống, hay nói cách khác văn học không rời xa cuộc sống thực tại và những mảnh đời dù bất hạnh hay rất hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày cũng xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm văn học.