Soạn bài Ngõ Tràng An - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ngõ Tràng An ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Soạn bài Ngõ Tràng An - Chân trời sáng tạo
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Tác giả đã quay ngược dòng trời gian trở lại về quá khứ, quan sát cảnh vật ở hiện tại thấy được sự chảy trôi của thời gian, cảnh vật vẫn vậy nhưng con người đã già đi.
Câu 1 (trang 112 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Trong bài thơ có một hay hai nhân vật “tôi”?
Trả lời:
Trong bài thơ có một nhân vật “tôi” (Tôi ở quá khứ và tôi ở hiện tại).
Câu 2 (trang 112 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Hình ảnh nhân vật “tôi” ngày bé được gợi tả như thế nào trong bài thơ?
Trả lời:
Hình ảnh nhân vật “tôi” ngày bé hiện lên là 1 cậu bé nghịch ngợm, làm đủ các trò để chọc ghẹo khiến cô bạn thân “chưa khô giọt lệ” và “giận tôi vì một trái bàng”.
Câu 3 (trang 112 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tìm những hình ảnh thể hiện sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ. Nhận xét về cách kết hợp đó.
Trả lời:
- Những hình ảnh thể hiện sự đam xen giữa hiện tại và quá khứ là:
“Tôi gặp lại tôi/ Luồn cột đèn đầu ngõ",
“Suốt năm mươi năm”, “Hoa đại đầu thế kỉ/ Rụng vào tôi - bây - giờ":
- Tác dụng: gợi cảm xúc ngổn ngang, trầm tư, suy lắng.
Câu 4 (trang 112 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Trình bày cách hiểu của bạn về hai câu cuối của bài thơ.
Trả lời:
Hai câu thơ kết bài “Ngõ Tràng An” thể hiện sự trôi chảy của thời gian, cảnh vật vẫn vậy và chỉ có con người già đi. Đây là một chiêm nghiệm nhân sinh, chiêm nghiệm thơ, khong dễ ai cũng nhận thấy và được thấy trong đời”.
Câu 5 (trang 112 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nét độc đáo của kết cấu bài thơ là gì?
Trả lời:
Sự đan xen quá khứ và hiện tại cùng thể thơ tự do, hình ảnh thơ chân thực, nhịp thơ chậm rãi càng bộc lộ rõ ý tưởng của tác giả.