X

Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 29 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo


Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 29 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 29 - Chân trời sáng tạo

1. Phong cách hiện thực

- Phong cách hiện thực là phong cách nghệ thuật chú trọng việc khắc họa chính xác, tỉ mỉ những bức tranh chân thực về cuộc sống, môi trường, xã hội với cảm hứng phê phán, bóc trần và phủ nhận thực tại.

- Đề tài thường gắn với cuộc sống hàng ngày, nhân vật thường điển hình cho một hoàn cảnh, một tính cách, một số phận trong xã hội.

2. Phong cách lãng mạn

- Phong cách lãng mạn đề cao cảm xúc và trí tưởng tượng của con người, có khuynh hướng phá vỡ các quy phạm nhằm giải phóng con người cá nhân, bộc lộ tính cách một cacsch tự do nhất

3. Tính chỉnh thể của tác phẩm

- Mỗi tác phẩm văn học là một hệ thống bao gồm hàng loạt các yếu tố thuộc những bình diện khác nhau như: Đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, ngôn ngữ, nhân vật…

- Ở những tác phẩm có giá trị, sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố này làm cho tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật mang tính thống nhất giữa nội dung thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật.

4. Sự kiện trong tác phẩm truyện

 Là những sự việc, biến cố quan trọng tác động đến nhân vật, tạo ra sự thay đổi của nhân vật, thúc đẩy cốt truyện phát triển. Sự kiện vừa phản ánh các mối quan hệ, xung đột xã hội vừa giúp bộc lộ tính cách và số phận nhân vật.

5. Các giá trị của tác phẩm văn học

Văn học có ba giá trị chính là nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ.

+ Giá trị nhận thức: thể hiện ở việc tác phẩm mang đến cho bạn đọc những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và về chính bản thân mình.

+ Giá trị giáo dục: thể hiện ở khả năng hình thành nơi người đọc những phẩm chất đạo đức, có thể thay đổi được thế giới quan, nhân sinh quan.

+ Giá trị thẩm mĩ: thể hiện ở khả năng thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp, phát triển năng lực, thị hiếu về cái đẹp cho người đọc.

6. Lỗi câu mơ hồ và cách sửa

- Câu mơ hồ là loại câu không rõ về nghĩa

- Một số loại câu mơ hồ thường gặp:

+ Mơ hồ từ vựng:

Ví dụ:  Chả ngon lắm

Phân tích lỗi: hiện tượng đồng âm khiến cho câu mơ hồ về nghĩa

Sửa: Món chả này không ngon lắm

+ Mơ hồ cấu trúc

Ví dụ:  Đó là lời khen về bài thuyết trình của cô giáo.

Phân tích lỗi: Cụm danh từ “Lời khen về bài thuyết trình của cô giáo” có ự nhập nhằng về cấu trúc khiến cho câu có sự mơ hồ về nghĩa

Sửa: Đó là lời khen của cô giáo về bài thuyết trình.

+ Mơ hồ logic

Ví dụ: Ba học sinh làm ba bài tập

Phân tích lỗi: Ở đây không nói rõ là cả ba học sinh làm tổng cộng 3 bài tập hay mỗi học sinh làm ba bài tập.

Sửa lại: Ba học sinh mỗi người làm ba bài tập.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác: