X

Soạn văn 9 Cánh diều

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 128 lớp 9 Tập 2 - ngắn nhất Cánh diều


Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 128 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 128 lớp 9 Tập 2 - Cánh diều

Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm đọc thêm những văn bản nghị luận văn học có đề tài và nội dung như các văn bản trong Bài 10.

Trả lời:

HS sưu tầm thêm trên sách báo, Internet…

- Nỗi nhớ trong Bên kia sông Đuống

- …

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Sưu tầm một số đoạn văn, bài văn phân tích các văn bản truyện và thơ có trong sách Ngữ văn 9

Trả lời:

- Nghĩ thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương”

- Về truyện “Làng” của Kim Lân

- Phân tích “Khóc Dương Khuê”.

- …

Câu 3 (trang 126 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tự đề xuất bài tập phân tích một tác phẩm truyện hoặc thơ mà em yêu thích, lập dàn ý cho bài viết ấy.

Trả lời:

- Tác phẩm: Đồng Chí – Chính Hữu

- Dàn ý:

1, Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

+ Chính Hữu là một tác giả lớn của nền thi ca cách mạng, vừa là nhà thơ, vừa là chiến sĩ tham gia chiến dịch Việt Bắc.

+ Bài thơ được sáng tác vào năm 1948, viết về người chiến sĩ, về tình đồng đội, về khát vọng hòa bình.

2, Thân bài

a, Sự hình thành tình đồng chí

- Sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính: đều là những nông dân, những người con của vùng quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”.

- Từ “đôi người xa lạ”, họ cùng đi lính, chung lí tưởng chiến đấu vì Tổ quốc, “súng bên súng đầu sát bên đầu” sát cánh bên nhau trên chiến trường, chia bùi sẻ ngọt “đêm rét chung chăn” mà thành “đôi tri kỷ”.

- Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh gợi tả đặc sắc, thủ pháp sóng đôi.

- Từ “Đồng chí”: cách gọi vừa trang nghiêm vừa thân thuộc, đầy tình cảm, mang hơi thở thời đại mới của cách mạng, kháng chiến. Giọng thơ chùng xuống, lắng đọng, tạo cảm giác thiêng liêng.

b, Những kỉ niệm, sóng gió cùng trải qua:

- Cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau: vì mục đích chung mà gạt đi niềm riêng tư, để lại sau lưng những gì yêu quý như “ruộng nương”, “gian nhà”, “giếng nước gốc đa” – những hình ảnh đại diện cho quê hương.

⇒ Dù tư thế ra đi dứt khoát, “mặc kệ” nhưng họ vẫn nhớ quê hương da diết.

- So sánh mở rộng với bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi:

“Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.

- Cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn trên chiến trường:

+ Bệnh sốt rét rừng: “biết từng cơn ớn lạnh”, “run người”, “trán ướt mồ hôi”.

+ Khó khăn thiếu thốn: áo rách vai, quần vá, không giày, chịu đói rét.

- Nghệ thuật:

+ Liệt kê, tả thực: cụ thể hóa những vất vả trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống Pháp, làm nổi bật lên sự sẻ chia, đoàn kết “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

+ Tiếp tục sử dụng thủ pháp sóng đôi: “anh” – “tôi” tạo sự song hành, gắn bó giữa những người đồng đội.

- Liên hệ mở rộng với tình đồng đội trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

c, Tình đồng chí và khát vọng hòa bình

Ba câu cuối kết thúc bài thơ bằng hình ảnh hai người đồng đội đứng gác trong đêm:

- Cảnh hoang vắng “rừng hoang sương muối” làm nổi bật hình ảnh “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”: hiên ngang, chủ động, “chờ” không sợ hãi.

- Hình ảnh đặc biệt: “Đầu súng trăng treo”

+ Gợi tả: hai người lính đứng gác dưới ánh trăng, trăng lặn xuống thấp dần khi trời gần sáng và như treo trên đầu súng.

+ Đặt hai biểu tượng đối lập trong cùng một câu thơ: “súng” tượng trưng cho chiến tranh, hiện thực; “trăng” tượng trưng cho vẻ đẹp hòa bình, lãng mạn.

⇒ tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thấu hiểu hiện thực nhưng vẫn không ngừng hi vọng vào tương lai tươi đẹp.

- Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh tả thực, cặp hình ảnh đối lập.

3, Kết bài

- Kết luận về tác phẩm: miêu tả chân thực những gian khổ thời chiến tranh, ca ngợi tình cảm gắn bó, sẻ chia giữa những người lính, thể hiện khát vọng hòa bình.

- Liên hệ thực tiễn: tình đồng chí, tương thân tương ái đến nay vẫn còn nguyên giá trị, những người còn sống luôn trăn trở, nhớ thương đồng đội đã hi sinh ⇒ thế hệ trẻ cần luôn tôn trọng, biết ơn những người lính, phát huy tinh thần tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống.

Câu 4 (trang 126 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Sưu tầm một số quảng cáo hay.

Trả lời:

- HS tìm hiểu, sưu tầm trên sách báo, Internet.

Tham khảo:

Di tích Khu lưu niệm Tổng bí thư Lê Hồng Phong, Địa chỉ: xóm Hồng Phong, xã Hưng Thông, Huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 126 lớp 9 Tập 2 | Ngắn nhất Cánh diều

Với tổng diện tích : 31.229m2 chia làm 2 khu vực chính Khu di tích gốc gồm nhà thờ Phụ mẫu từ đường, ngôi nhà tranh (lưu niệm) và Lạc Thiện Đàn; Khu tưởng niệm gồm nhà tưởng niệm, nhà trưng bày và nhà tiếp khách.

Khu lưu niệm Tổng bí thư Lê Hồng Phong tọa lạc giữa một làng quê yên bình thuộc xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), cách thành phố Vinh khoảng 10km về phía Tây Nam. Đến đây, chúng ta có dịp được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc bề thế, tôn nghiêm với cảnh quan thiên nhiên xanh mát. Hơn thế, đây còn là địa chỉ đỏ nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.

Lê Hồng Phong tên thật Lê Huy Doãn, sinh ngày 6-9-1902 tại làng Đông Thôn, tổng Thông Lạng, nay là xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Ông nguyên Ủy viên Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, chiến sĩ cộng sản kiên cường, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ tiền bối tiêu biểu của Đảng, đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong được xếp hạng là di tích Lịch sử cấp Quốc gia tại Quyết định số 218/QĐ-VH ngày 13/3/1990, với những giá trị to lớn về mặt lịch sử văn hóa, nhiều năm qua, Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong là địa chỉ người dân địa phương, du khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu về thân thế sự nghiệp của vị Tổng Bí thư thứ hai của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt có các đoàn đại biểu lãnh đạo cấp cao của Đảng, nhà nước về thăm và tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa thành kính tưởng nhớ tới công lao to lớn của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong.

Nơi đây thường xuyên diễn ra các hoạt động giáo dục truyền thống như: Các trường học tổ chức tham quan, nói chuyện chuyên đề; tổ chức Lễ tuyên dương sinh viên 5 tốt, Lễ kết nạp Đảng viên, Đoàn viên, học cảm tình Đảng; địa chỉ đỏ tuyên truyền lý tưởng cách mạng cho các thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ, nơi tham quan thực tế của các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị... Thông qua đó, đã góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng của các bậc tiền bối, lòng tự hào dân tộc cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 126 lớp 9 Tập 2 | Ngắn nhất Cánh diều

Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong có khuôn viên rộng hơn 31.229 m2, được chia thành hai khu vực chính. Khu di tích gốc gồm: Nhà Phụ mẫu từ đường là nơi thờ phụng cha, mẹ, vợ và đồng chí Lê Hồng Phong; ngôi nhà tranh nơi đồng chí Lê Hồng Phong cất tiếng khóc chào đời, nơi đây lưu giữ những hiện vật gắn liền với thời niên thiếu và thời gian đồng chí bị quản thúc tại quê nhà;  Lạc thiện đàn là nơi thờ Mẫu, cũng là nơi đồng chí Lê Hồng Phong và các đồng chí khác được truyền bá tư tưởng yêu nước, tiến bộ. Khu tưởng niệm gồm: Nhà tưởng niệm đồng chí Lê Hồng Phong, Nhà tiếp khách và nhà Trưng bày các tư liệu hình ảnh, hiện vật về thân thế sự nghiệp của đồng chí Lê Hồng Phong. Trung bình hàng năm có khoảng gần 15.000 lượt du khách trong và ngoài nước về tham quan tại khu lưu niệm. Nhằm thực hiện tốt việc đón tiếp và phục vụ du khách tham quan, công tác vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cũng như việc trùng tu, tôn tạo các di tích, hiện vật luôn được cán bộ Khu lưu niệm đặc biệt quan tâm.

Hiện nay, tại Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật, tư liệu ảnh quý về thân thế sự nghiệp của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong như: Chiếc áo Tổng Bí thư Lê Hồng Phong vẫn thường hay mặc để hoạt động cách mạng; bộ đồ tráp nghề cắt tóc; máy bay mô phỏng, ống nhòm nhằm tái hiện đồng chí Lê Hồng Phong là phi công đầu tiên của nước ta; hình ảnh tái hiện đồng chí Lê Hồng Phong bị tra tấn tại nhà tù Côn Đảo. Ngoài ra, còn khoảng hơn 100 bức ảnh nhằm thể hiện sinh động thân thế, sự nghiệp chính trị, quá trình hoạt động cách mạng của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong.

(Nguồn  BQL KLN TBTLHP)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều ngắn nhất, hay khác: