Soạn bài Phỏng vấn ngắn - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Phỏng vấn ngắn ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Phỏng vấn ngắn - Cánh diều
1. Định hướng
1.1. Phỏng vấn ngắn là hình thức hỏi đáp nhanh về một nội dung cụ thể. Mục đích phỏng vấn ngắn là để tiếp nhận kịp thời thông tin về một vấn đề nào đó. Tính ngắn gọn thể hiện ở nội dung đơn giản, số lượng câu hỏi và lời đáp không nhiều. Người hỏi nêu câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng và người trả lời cũng nói ngắn gọn, tập trung vào ý được hỏi.
Sau đây là một số tình huống có thể tiến hành phỏng vấn ngắn:
- Lớp chuẩn bị tổ chức tham quan một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh, em hãy phỏng vấn ngắn thầy giáo (cô giáo) chủ nhiệm hoặc một sinh (lớp trưởng hoặc học sinh khác) trước buổi đi tham quan tập thể này.
- Em hãy đóng vai phóng viên để phỏng vấn một giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch về một di sản đang bị xuống cấp ở địa phương.
- Nếu đi thăm di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc khu di tích Ăng-co (Cam-pu-chia), em sẽ hỏi người hướng dẫn du lịch những gì?
1.2. Để thực hiện cuộc phỏng vấn ngắn, các em cần lưu ý:
- Chuẩn bị:
+ Xác định nội dung và đối tượng phỏng vấn: Hỏi cái gì, để làm gì và hỏi ai?
+ Cách thức: Hỏi như thế nào, bằng cách nào?
- Tiến hành phỏng vấn:
+ Cần chú ý chủ động, linh hoạt trong khi phỏng vấn. Chuẩn bị hỏi và trả lời những nội dung phát sinh trong khi phỏng vấn.
+ Người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn cần có thái độ nghiêm túc, lịch sự, kiên nhẫn; cần hỏi và trả lời ngắn gọn, rõ ràng…
+ Kết thúc phỏng vấn, người phỏng vấn phải cảm ơn người trả lời phỏng vấn.
- Biết cách phỏng vấn và trả lời phỏng vấn theo một trình tự và tạo được sự hấp dẫn.
- Có tác phong và thái độ phù hợp với bối cảnh, đối tượng người nghe.
2. Thực hành
Bài tập (trang 72 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chọn một trong hai tình huống sau để xâu dựng một số câu hỏi và thực hành cuộc phỏng vấn ngắn:
(1) Lớp chuẩn bị tổ chức tham quan một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh, em hãy phỏng vấn ngắn thầy giáo (cô giáo) chủ nhiệm hoặc một sinh (lớp trưởng hoặc học sinh khác) trước buổi đi tham quan tập thể này.
(2) Em hãy đóng vai phóng viên để phỏng vấn một giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch về một di sản đang bị xuống cấp ở địa phương.
a) Chuẩn bị (ví dụ với tình huống 2)
Xem lại nội dung đã học về các di tích lịch sử (Bài 8): dựa vào dàn ý đã làm ở phần Viết để chuẩn bị nội dung bài phỏng vấn.
b) Xây dựng một số câu hỏi và nội dung trả lời phỏng vấn. Ví dụ:
- Di tích lịch sử này có từ bao giờ và có giá trị gì nổi bật?
- Hiện nay nó đang bị xuống cấp như thế nào?
- Những nguyên nhân nào dẫn đến hiện trạng xuống cấp này?
- Cần phải làm gì để khắc phục tình trạng xuống cấp của di sản?
Từ các câu hỏi trên, phác thảo một số nội dung trả lời.
c) Thực hành phỏng vấn
Người phỏng vấn nêu câu hỏi với người được phỏng vấn. Câu hỏi dựa vào gợi ý của sách giáo khoa, có thể bổ sung thêm hoặc bớt câu hỏi trong khi phỏng vấn. Người trả lời dựa vào phần chuẩn bị ở nhà và làm trên lớp để trả lời phỏng vấn
d) Kiểm tra, chỉnh sửa
Đối chiếu với các yêu cầu phỏng vấn ngắn nêu trong mục 1. Định hướng và các câu hỏi đã nêu ở phần thực hành phỏng vấn để kiểm tra, chỉnh sửa.
- Người phỏng vấn:
+ Câu hỏi có đúng trọng tâm, ngắn gọn và rõ ràng không?
+ Tác phong, thái độ, ngôn ngữ đã lịch sự, phù hợp với bối cảnh phỏng vấn chưa?
- Người trả lời phỏng vấn:
+ Nội dung trả lời đã đầy đủ thông tin chính, ngắn gọn và sáng rõ chưa?
+ Tác phong và thái độ trả lời có tự tin, vui vẻ, nhã nhặn, lịch sự,… không?
* Bài nói tham khảo:
(1) Lớp chuẩn bị tổ chức tham quan một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh, em hãy phỏng vấn ngắn thầy giáo (cô giáo) chủ nhiệm hoặc một sinh (lớp trưởng hoặc học sinh khác) trước buổi đi tham quan tập thể này.
- Để chuẩn bị cho chuyến đi tham quan bạn đã chuẩn bị những gì? Tâm trạng của bạn như thế nào?
- Bạn đã tìm hiểu về di tích này hay chưa? Điều bạn tò mò khi tìm hiểu về di tích này là gì?
- Hôm nay đến đây bạn mong muốn tìm hiểu thêm điều gì về khu di tích này?
- …
(2) Em hãy đóng vai phóng viên để phỏng vấn một giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch về một di sản đang bị xuống cấp ở địa phương.
- Xin chào ông/bà Giám đốc, chúng ta nhận thấy di sản lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở địa phương đều mang giá trị vô cùng quan trọng. Với tình hình hiện tại, ông/bà nhìn nhận như thế nào về việc bảo tồn và phát triển di sản đang bị xuống cấp?
- Di sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và truyền lại những giá trị văn hóa, lịch sử. Ông/bà có những kế hoạch và chính sách cụ thể nào để bảo tồn di sản này không?
- Vấn đề tài chính thường là rào cản lớn khi muốn phục hồi và bảo tồn di tích. Ông/bà đã có những kế hoạch nào để huy động nguồn lực và đối phó với vấn đề này chưa?
- Mức độ tương tác của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn di sản là vô cùng quan trọng. Ông/bà cho rằng cần phải có những hoạt động nào để động viên và kêu gọi sự hợp tác từ cộng đồng không?
- Phát triển du lịch bền vững dựa trên di sản là một hướng phát triển tiềm năng. Ông/bà có những dự án hoặc chiến lược cụ thể nào để tận dụng di sản làm nguồn thuận thập nhất không?
- …