Soạn bài Chị tôi - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Tự đánh giá: Chị tôi ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Chị tôi - Cánh diều
Đọc văn bản “Chị tôi” (trang 101 - 103 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Văn bản Chị tôi kể lại chuyện gì?
A. Một người chị của nhân vật "tôi" sống ở Đài Loan, xa quê hương
B. Một người chị phải sống xa nhà, bán thuốc lá để kiếm tiền nuôi em học
C. Cuộc sống cơ cực, đói rét của một người chị bị gia đình hắt hủi
D. Nhân vật "tôi" nghiện rượu và thuốc lá đã quyết tâm từ bỏ vì chị gái
Trả lời:
Chọn đáp án: B.
Câu 2 (trang 103 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Ai là người kể chuyện trong văn bản?
A. Người mẹ
B. Người chị
C. Người em
D. Người chứng kiến
Trả lời:
Chọn đáp án: C.
Câu 3 (trang 103 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Câu nào sau đây là lời nhân vật trong văn bản?
A. Thuốc hết, còn vỏ không, tôi ôm vào lòng bật khóc.
B. Mẹ bảo chị cùng chống đi Đài Loan.
C. Tôi chợt bực mình và ân hận vì cái thiện chí của mình.
D. Chị ở Đài Loan cơ mà.
Trả lời:
Chọn đáp án: D.
Câu 4 (trang 103 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Vì sao người bán thuốc lá cho nhân vật “tôi” lại có hành động “dúi tất cả vào lòng tôi năm bao thuốc và chạy biến, lẫn vào đám người lên xuống”?
A. Vì bà bán thuốc lá giả, sợ bị người mua tố giác.
B.Vì bà định lừa người mua và thấy bị phát hiện.
C. Vì bà nhận ra em trai và sợ em trai nhận ra mình.
D. Vì bà thấy người em trai nổi giận, ném trả bao thuốc.
Trả lời:
Chọn đáp án: C.
Câu 5 (trang 104 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Dòng nào dưới đây nêu đúng cách thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả?
A. Thể hiện gián tiếp sự thông cảm và sẻ chia nỗi đau với các nhân vật
B. Thể hiện trực tiếp nỗi đau đớn và thông cảm với hoàn cảnh của người chị
C. Thể hiện trực tiếp sự thông cảm với hoàn cảnh của nhân vật xưng "tôi"
D. Dửng dưng, lạnh lùng trước sự việc và các nhân vật trong truyện
Trả lời:
Chọn đáp án: B.
Câu 6 (trang 104 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu ngắn gọn hoàn cảnh gia đình nhân vật “tôi” trong truyện.
Trả lời:
- Hoàn cảnh: Gia đình nghèo có bố mẹ lục đục, chị gái thì vào Sài Gòn theo bác trưởng nên “nhân vật tôi” phải xuống Hải Phòng ở với cậu để vừa học vừa làm thêm. Hai năm sau kinh tế gia đình khá hơn nhờ chị gái nên nhân vật “tôi” ra sức học hành và đỗ vào đại học. Tuy nhiên nhân vật “tôi” không biết rằng số tiền chị gái nuôi ăn học kiếm được nhờ nghề bán thuốc lá ở ga tàu.
Câu 7 (trang 104 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong phần đầu truyện, theo lời người mẹ, “chị tôi” sống ở đâu, làm gì? Vì sao người mẹ phải nói dối người con trai (nhân vật “tôi”)?
Trả lời:
- Chị theo gia đình bác trưởng vào Sài Gòn, sau đó chị “tôi đi lấy chồng”.
- Người mẹ phải nói dối con trai để con trai không lo lắng và buồn phiền, muốn con trai chăm chỉ học tập để có tương lai sáng lạn hơn.
Câu 8 (trang 104 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tại sao người phụ nữ bán thuốc lá ở sân ga lại có hành động không bình thường khi bán thuốc lá cho nhân vật “tôi”?
Trả lời:
-Vì đó là người chị của nhân vật “tôi", chị “tôi" nhớ nhà, nhớ gia đình và em trai nên có những hành động lạ khi lâu ngày không được gặp gia đình.
Câu 9 (trang 104 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Kết thúc truyện Chị tôi có gì bất ngờ?
Trả lời:
- “Chị tôi” mất do tàu hỏa cán.
= > Tác giả nhận ra người bán thuốc ở sân ga là chị mình và những bao thuốc ấy là những điều cuối cùng mà người chị dành cho nhân vật “tôi”.
Câu 10 (trang 104 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nếu là nhân vật “tôi”, em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống nhận ra chị mình khi mua thuốc lá trên chuyến tàu?
Trả lời:
- Nếu là nhân vật “tôi”, em sẽ cùng chị trở về nhà sau đó tìm một công việc an toàn hơn.