X

Soạn văn 9 Cánh diều

Soạn bài Tri thức ngữ Văn trang 78 Tập 2 - ngắn nhất Cánh diều


Soạn bài Tri thức ngữ Văn trang 78 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tri thức ngữ Văn trang 78 Tập 2 - Cánh diều

1. Bi kịch

Bi kịch thuộc thể loại kịch, viết về những câu chuyện buồn bã, đau đớn với những tình huống căng thẳng và kết thúc bi thảm; đánh thức niềm thương cảm, xót xa trong tâm hồn người đọc.

- Cốt truyện bi kịch cổ điển thường mượn từ các truyện huyền thoại hoặc lịch sử. Sự kiện, biến cố diễn ra gay cấn, bất ngờ, xoay quanh những mâu thuẫn không thể giải quyết dẫn đến xung đột và kết cục bi thảm (tai hoạ hay cái chết). “Kết thúc bi thảm của số phận nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh, dự báo một cái gì đó tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc sống và trong mỗi người.”

- Nhân vật chính trog bi kịch thường là nhân vật anh hùng hoặc xuất thân từ cung đình (vua chúa, hoàng tử, tướng lĩnh, công nương…), người có những phẩm chất, năng lực vượt trội, có khát vọng lớn… nhưng phải đối đầu với thực tế không thể hoá giải hoặc sai lầm của chính bản thân nên dẫn đến kết cục thất bại hay cái chết bi thảm. Lời thoại trong bi kịch là lời của các nhân vật thể hiện suy nghĩ, tình cảm của nhân vật.

- Có hai kiểu xung đột chính trong bi kịch:

+ Xung đột giữa những khát vọng đẹp đẽ của nhân vật với hoàn cảnh thực tế. Ví dụ, xung đột trong vở bi kịch Ham-lét (Hamlet) của Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare) là xung đột giữa ý chí, nghị lực và khát vọng trả thù của Ham-lét với những thế lực đen tối, bạo tàn trong cung đình cũng như ngoài xã hội.

+ Xung đột nằm trong chính nhân vật. Đó là cuộc đấu tranh giằng xé giữa vẻ đẹp khát vọng, những giá trị tích cực của nhân vật với phần bóng tối trong nội tâm nhân vật. Ví dụ, ở nhân vật Ham-lét, bên cạnh cuộc đấu tranh với những thế lực bên ngoài, còn có cuộc đấu tranh bên trong giữa con người mạnh mẽ, nhân văn với những yếu đuối, do dự của chàng.

2. Sự phát triển của ngôn ngữ: từ ngữ mới và nghĩa mới.

- Là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, ngôn ngữ luôn vận động, phát triển gắn liền với sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội. Sự phát triển của ngôn ngữ diễn ra liên tục nhưng không đột biến và không đều ở các bộ phận: Từ vựng phát triển nhanh và mạnh nhất (thể hiện ở sự xuất hiện không ngừng của các từ mới và ngĩa mới); ngữ âm và ngữ pháp phát triển tương đói chậm.

- Từ ngữ mới là những từ biểu thị các sự vật, hiện tượng mới nảy sinh hoặc mới được phát hiện; ví dụ: chứng khoán, cổ phiếu, máy tính,… Trong tiếng Việt, từ ngữ mới được tạo ra theo hai phơng thức chính: láy (ví dụ: xịn => xịn xò) và ghép (ví dụ: bàn + phím => bàn phím). Bên cạnh đó, tiếng Việt còn có một bộ phận từ ngữ mới là những từ ngữ vay muọn của nước ngoài hoặc lai tạo dựa trên một số yếu tố vay mượn nước ngoài. Thuật ngữ mượn tiếng nước ngoài thường được giữ nguyên dạng gốc, ví dụ: acid, hydro,… Các từ ngữ thông dụng thường được biến đổi về ngữ âm cho phù hợp với ngữ âm tiếng Việt, ví dụ: bifteck => bít tết; cocktail => cốc tai, cốc tay;… Đáng chú ý là các từ ngữ lai tạo  bằng cách kết hợp các yếu tố  cầu tạo từ tiếng nước ngoài thành từ mới (ví dụ: biên bản, nội thành, tiền chiến); kết hợp các yếu tố Việt với yếu tố vay mượn (ví dụ: lính thuỷ, xe tăng, tuổi teen).

- Nghĩa mới của từ ngữ là nghĩa xuất hiện bên cạnh nghĩa gốc để biểu thị những sự vật, hiện tượng mới nảy sinh (hoặc sự vật hiện tượng đã có với tên gọi khác). Ví dụ, ở từ chuột, bên cạnh nghĩa gốc (chỉ một loài thú nhỏ) còn có thêm nghĩa mới: chỉ một bộ phận điều khiển máy tính. Nghĩa mới của từ ngữ thường được hình thành theo các phương tác ẩn dụ, hoán dụ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều ngắn nhất, hay khác: