Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự - Cánh diều
1. Định hướng
1.1. Bài 5 (sách Ngữ văn 9, tập một) đã nêu yêu cầu rèn luyện kĩ năng trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự. Bài 10 tiếp tục rèn luyện về kĩ năng này. Trong cuộc sống có rất nhiều sự việc hay vấn đề mang tính thời sự. Hiện nay, việc quảng cáo tràn lan, quảng cáo không đúng pháp luật,… cũng là một sự việc có tính thời sự. Nội dung ý kiến cần trình bày ở đây là: Những điều gì cần tránh trong quảng cáo?
1.2. Để xác định những điều cần tránh, các em cần nắm vững yêu cầu khi xây dựng quảng cáo, từ đó, suy luận ngược lại sẽ biết điều cần tránh.
2. Thực hành
Bài tập (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trình bày ý kiến về những điều cần tránh trong quảng cáo.
a) Chuẩn bị
- Xem lại nội dung phần Viết về văn bản quảng cáo.
- Lựa chọn ít nhất một yêu cầu cần tránh đã nêu trong phần Viết để trình bày ý kiến cá nhân. Ví dụ: không tuân thủ Luật Quảng cáo và các quy định có liên quan.
- Chuẩn bị nội dung ý kiến của mình.
b) Tìm ý và lập dàn ý.
- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi như: yêu cầu cần tránh trong quảng cáo là gì? Vì sao? Điều đó mang lại hiệu quả gì? Có thể thấy qua ví dụ nào?...
- Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần:
+ Mở đầu: Nêu yêu cầu cần tránh trong quảng cáo.
+ Nội dung chính: Nêu các biểu hiện cụ thể và giải thích lí do cần tránh trong quảng cáo.
+ Kết thúc: Nêu kết quả và ý nghĩa của việc thực hiện những điều cần tránh trong quảng cáo.
c) Nói và nghe
- Các em dựa vào dàn ý đã chuẩn bị để trình bày ý kiến của cá nhân.
- Người nghe hỏi hoặc trao đổi các ý kiến mình chưa rõ hoặc không đồng tình.
- Có thể sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ trong khi trình bày, thảo luận.
d) Kiểm tra, chỉnh sửa
Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 6, phần Nói và nghe, mục d (trang 28) và dàn ý bài trình bày vừa xây dựng để kiểm tra kết quả và chỉnh sửa các lỗi còn mắc.
* Bài nói tham khảo:
Những điều cần tránh trong quảng cáo là:
- Tùy ý chọn nội dung/ ảnh quảng cáo
- Đưa ra hình ảnh sai lệch
- Trong quá trình quảng cáo tránh bị hack (đánh cắp) thông tin, nội dung…
- Chia sẻ quá nhiều hình ảnh hoặc nội dung văn bản
- Không tạo ra những mẫu nội dung gốc
- Lạm dụng dấu hashtag (#)
- Sử dụng quá nhiều nền tảng truyền thông mạng xã hội
- Cập nhật quá tải thông tin
- …