Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận ngắn nhất
Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
I. Luyện tập trên lớp
Câu 1 (trang 158 sgk Văn 12 Tập 1):
a. Việc đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn nghị luận là rất cần thiết, làm cho bài văn sinh động, thuyết phục.
b. Khi đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn nghị luận cần đúng lúc đúng cách, mỗi yếu tố đó sẽ giúp cho bài văn có sức thuyết phục cả về nhận thức và tình cảm.
Câu 2 (trang 159 sgk Văn 12 Tập 1):
- Đoạn trích là một văn bản nghị luận về vấn đề :
Có nên chỉ đưa vào chỉ số GDP để đánh giá thu nhập hàng năm của người dân VN hay không hay cần tính tới chỉ số GNP nữa?
- Tuy nhiên văn bản nghị luận này còn có sự tham gia của yếu tố thuyết minh:
Yếu tố đó hiện diên rõ rệt nhất trong những kiến thức mà tác giả cung cấp cho người đọc về GDP, GNP.
- Hiệu quả của yếu tố thuyết minh:
Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả, vì nó đưa những tri thức khách quan, khoa học và mới mẻ giúp người đọc có thể hiểu biết chính xác và rõ ràng hơn về vấn đề kinh tế xã hội đang được nêu ra thảo luận .
Câu 3 (trang 159 sgk Văn 12 Tập 1):
- Có thể viết về một nhà thơ hoặc nhà văn đã học trong chương trình hoặc thường xuyên đọc và nắm vững.
- Đưa ra những ý kiến nhận định, đánh giá và thuyết phục người đọc qua việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt.
II. Luyện tập ở nhà
Câu 1 (trang 161 sgk Văn 12 Tập 1):
Cả 2 nhận xét đều chưa chuẩn vì:
- Nếu không sử dụng các phương thức biểu đạt thì văn nghị luận sẽ rất khô khan, nhàm chán, trừu tượng.
- Nếu chỉ vận dụng một phương pháp thì sẽ rơi vào tình trạng đơn điệu.
Câu 2 (trang 161 sgk Văn 12 Tập 1):
Có thể chọn vấn đề: Gia đình trong thời hiện đại
- Ta có thể sử dụng phương thức biểu cảm để bày tỏ tình cảm đối với gia đình.
- Hoặc phương thức tự sự để kể 1 câu chuyện làm lay động, thuyết phục người nghe.