Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 ngắn nhất
Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1
Phần trắc nghiệm: (sgk/217)
1. C | 4. C | 7. D | 10. B |
2. C | 5. B | 8. B | 11. D |
3. A | 6. B | 9. C | 12.D |
Phần tự luận:
Đề 1:
1. Hoàn cảnh ra đời:
a. Ngày 19/8/1945, chính quyền ở Hà Nội đã về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Người soạn thảo bản"Tuyên ngôn độc lập" tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang. Ngày 02/09/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đọc bản "Tuyên ngôn độc lập".
b. Lúc này cũng là thời điểm bọn đế quốc, thực dân nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật, đang âm mưu chiếm lại nước ta. Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp.
2. Nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập được Bác triển khai qua 3 luận điểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
♦ Cơ sở pháp lí cho nền độc lập:
- Khẳng định đó là những chân lí lớn lao, tiến bộ đã được cả nhân loại thừa nhận và tôn vinh.
- Đặt trong hoàn cảnh lịch sử nước ta, việc trích dẫn đó như một đòn đánh đích đáng và thâm túy chặn đứng âm mưu xâm lược của kẻ thù. (gậy ông đập lưng ông)
- Đặc biệt, Bác đã đặt 3 bản Tuyên ngôn ở cạnh nhau, có nghĩa là đặt 3 cuộc cách mạng, 3 nền độc lập ngang hàng nhau, kín đáo gợi lên niềm tự hào dân tộc.
⇒ Từ đó, ta thấy được sự mềm dẻo nhưng không kém phần cương quyết của Bác.
♦ Cơ sở thực tiễn cho nền độc lập, dân tộc:
- Về phía Thực dân Pháp:
+ Bác bỏ luận điệu khai hóa:
•5 tội ác về chính trị: thủ tiêu quyền tự do, thi hành luật pháp dã man, chia rẽ dân tộc, thực hành chính sách ngu dân, dùng thuốc phiện đề làm nòi giống suy nhược.
•4 tội ác về kinh tế: bóc lột dân ta đến tận xương tủy, giữ quyền in giấy bạc, đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, bóc lột công nhân một cách tàn nhẫn.
+ Bác bỏ luận điệu bảo hộ: 2 lần bán nước ta cho Nhật: sự thật là ta trở thành thuộc địa của Nhật chứ không phải của Pháp:
•Mùa thu 1940
•Năm 1945
⇒ Từ việc bác bỏ luận điệu bảo hộ và khai hóa thì bác đã đi tới bác bỏ, phủ nhận toàn bộ quyền lợi của thực dân Pháp ở Đông Dương.
- Về phía dân tộc ta:
+ Nhân dân ta đã có tinh thần đấu tranh hết sức anh dũng, hi sinh vô bờ bến.
+ Nhân dân ta còn giương cao lá cờ nhân đạo chính nghĩa.
♦ Lời tuyên ngôn
Đề 2:
Câu 1:
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Tây Tiến được in trong tập thơ Mây đầu ô (xuất bản năm 1986 ) nhưng trước đó đã được bao thế hệ người yêu thơ truyền tay tìm đọc. Tác giả sáng tác bài thơ này từ năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh khi ông đã rời khỏi đoàn quân Tây Tiến chuyển sang hoạt động tại một đơn vị khác. Đơn vị quân đội Tây Tiến được thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào, đánh tiêu hao sinh lực Pháp tại Thượng Lào và miền Tây Bắc bộ Việt Nam. Địa bàn hoạt động của đoàn quânTây Tiến khá rộng; chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, có nhiều học sinh, sinh viên, trong đó có Quang Dũng. Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành nhưng vẫn lạc quan và chiến đấu anh dũng. Hoạt động được hơn một năm thì đơn vị Tây Tiến trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52. Lúc đầu, nhà thơ đặt tên tác phẩm là Nhớ Tây Tiến, nhưng sau đó lại đổi lại là Tây Tiến. Bài thơ được sáng tác dựa trên nỗi nhớ, hồi ức, kỉ niệm của Quang Dũng về đơn vị cũ. Thế nên toàn bài thơ là một nỗi nhớ cồn cào, tha thiết.
- Bài thơ được tác giả chia thành 4 đoạn. Đoạn 1 bộc lộ nỗi nhớ những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ. Đoạn 2 là những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong những đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng. Đoạn 3 tái hiện lại chân dung người lính Tây Tiến. Đoạn 4 là lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.
- Nội dung và nghệ thuật: Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng.
Câu 2:
- Giải thích
•Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ.
•Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn...
•Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời. Nếu ai cũng biết "học cách đồng cảm và sẻ chia", trái đất này sẽ thật là "thiên đường".
- Bàn luận
+ Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia
•Sẻ chia về vật chất: Giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.
•Sẻ chia về tinh thần: Ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.
+ Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau
•Đối với người nhận (...)
•Đối với người cho (...)
•Đồng cảm, sẻ chia và xã hội ngày nay (...)
+ Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.
- Bài học nhận thức và hành động
•Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất "người", kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người.
•Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn...Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình.
•Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết đồng cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.