X

Soạn văn lớp 12

Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học ngắn nhất


Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

Đề 1:

a.

Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

- Hoàn cảnh ra đời

Thân bài: Biểu hiện của tính dân tộc qua bài thơ được thể hiện:

- Về mặt nội dung:

- Tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc thể hiện trước hết ở kết cấu đối đáp kiểu ca dao giao duyên.

Tố Hữu đã vận dụng kiểu kết cấu tuyệt vời ấy trong một bài thơ mà mục đích của nó không phải để nói tới tình yêu của chàng – nàng, anh – em mà là một bài thơ ngợi ca mối quan hệ khăng khít gắn bó giữa chính phủ cách mạng và quê hương cách mạng với nhân dân Việt Bắc.

      + Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng?

      + Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người.

- Về mặt nghệ thuật:

- Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc còn biểu hiện ở thể thơ lục bát và tiết tấu mềm mại, nhịp nhàng của câu thơ. Chính thể thơ lục bát đã quyết định giọng điệu, tiết tấu của bài thơ. Tiết tấu của mỗi câu thơ trong Việt Bắc viết nhịp nhàng, thường có nhịp 2/2/2; 3/3; 2/2/2/2; 4/4.

      + Ở đâu u ám quân thù (2/2/2)

Nhìn lên Việt Bắc cụ Hồ sáng soi (4/4)

      + Mình đi mình lại nhớ mình (2/2/2)

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu (4/4)

- Ngôn ngữ:gần gũi, giản dị

Kết bài: Đánh giá về sự thành công của biểu hiện tính dân tộc trong bài thơ.

b.

Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ, vị trí đoạn trích, nội dung của đoạn trích

Thân bài:

- Nỗi nhớ bao trùm đoạn thơ và cả bài thơ.

- Bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc Bộ vừa hiện lên dữ dội hùng vĩ vừa thơ mộng trữ tình:

- Thiên nhiên dữ dội hùng vĩ được thể hiện qua:

      + Khí hậu khắc nghiệt: "sương lấp đoàn quân mỏi"

      + Địa hình hiểm trở cheo leo:

   • Thể hiện qua các từ láy giàu sức tạo hình: khúc khuỷu (độ gấp hẹp), thăm thẳm (độ sâu hẹp), heo hút (hoang vu)

   • Phép đối ngắt nhịp câu thơ 4/3 tạo nên thế dốc thẳng đứng làm cho cảnh vật thêm hùng vĩ: Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

   • Phối hợp nhiều thanh trắc: để diễn tả sự trắc trở, hiểm nguy.

      + Thiên nhiên vùng Tây Bắc còn có vẻ đẹp bí ẩn, hoang sơ, luôn dình dập, đe dọa con người: Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

   • Chiều chiều, đêm đêm: thường xuyên nhưng cũng bất chợt, không lường trước được.

   • Thác gầm thét, cọp trêu người: cảm giác rùng rợn, bí ẩn.

   • Mường Hịch, cọp: các dấu nặng như bước chân của loài thú dữ luôn dình dập đâu đấy.

- Thiên nhiên thơ mộng, trữ tình:

      + Qua đôi mắt lãng mạn của người chiến sĩ:

   • Hoa về trong đêm hơi: hoa ở đây có thể là bông hoa ven đường, cũng có thể là những ánh đuốc lung linh

   • Pha Luông mưa xa khơi: câu thơ toàn thanh bằng gợi cảm giác nhẹ nhàng, làm dịu đi sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Ngôi nhà chím lấp trong sương mù bình yên, thơ mộng.

- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trên nền thiên nhiên ấy:

- Trước hết, ta thấy ở họ là khí phách anh hùng, tinh thần dũng cảm qua cái nhìn vô cùng tinh nghịch, táo bạo:

      + Súng ngửi trời: mũi súng như chạm đến trời xa, hình ảnh ngạo nghễ hiện lên đầy thách thức làm nên một tư thế chiến thắng.

- Họ còn là những người không sợ hi sinh: Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời:

      + Nhà văn không hề né tránh khi viết về cái chết

      + Nhưng những cụm từ: không bước nữa/ bỏ quên đời làm cho sự hi sinh không hề khốc liệt mà người lính như đang tạm nghỉ trên con đường hành quân đầy mỏi mệt. Điều đó, mang đậm chất bi tráng.

- Bên cạnh đó, họ còn có những kỉ niệm ấm áp tình quân dân với miền đất đã trở thành một phần tâm hồn họ: Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Kết bài: Đánh giá, khái quát về đoạn thơ.

Câu 2:

a.

Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nội dung cần cảm nhận

Thân bài:

- Giải thích khái niệm: Cái bi là sự gian khổ, hi sinh. Cái tráng là sự hào hùng, tráng lệ. Chất bi tráng của một hình tượng nghệ thuật là vẻ đẹp vừa có tính chất buồn thảm làm não lòng người vừa có tính chất hùng tráng, mạnh mẽ gây ấn tượng. Chất bi tráng hoà quyện vào nhau, sự gian khổ, hi sinh được thể hiện qua màu sắc hào hùng, tráng lệ, bi mà không luỵ.

- Biểu hiện:

      + Khi viết về những người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, tang thương.

      + Cảm hứng của ông mỗi khi chìm vào cái bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của lí tưởng, của tinh thần lãng mạn. Chính vì vậy mà hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi đã bị mờ đi trước lí tưởng quên mình vì Tổ quốc của người lính Tây Tiến.

Kết bài: Khái quát chung về vẻ đẹp bi tráng làm nên thành công cho bài thơ.

b.

Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm

- Vị trí đoạn trích, nội dung đoạn trích

Thân bài:

- Vẻ đẹp thiên nhiên:

      + Đông: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

- Hoa chuối đỏ tươi làm ấm nóng bức tranh mùa đông lạnh giá, nó giống như ngọn đuốc xua tan đi cái giá lạnh rừng núi.

      + Xuân: Ngày xuân mơ nở trắng rừng

- Màu trắng của hoa mơ trong trẻo, tinh khôi, 2 chữ trắng rừng làm bừng sáng cả câu thơ, gợi ra không gian bạt ngàn hoa của núi rừng Tây Bắc trong mùa xuân.

      + Hạ: Ve kêu rừng phách đổ vàng

- Bức tranh mùa hè không chỉ có màu sắc mà còn có cả âm thanh. Khi tiếng ve ngân lên thì cả rừng phách nhất loạt trổ hoa màu vàng tươi mới. Từ đổ vừa gợi ra sự chuyển động vừa gợi ra cảm giác về sự thay đổi nhanh chóng.

      + Thu: Rừng thu trăng rọi hòa bình

- Bức tranh mùa thu lại gợi cảm giác thanh bình và thơ mộng, rất phù hợp vớinhữn cuộc hát giao duyên.

Xưa nay khi nói tới núi rừng Tây Bắc thường tạo cho ta cảm giác bí ẩn, dữ dội, xa lạ nhưng khi Việt Bắc trở thành chiến khu cách mạng thì thiên nhiên núi rừng ấy trở nên ấm áp, gần gũi với con người biết bao. Đó là một bộ tranh tứ bình về thiên nhiên Việt Bắc đậm đà hồn dân tộc.

- Vẻ đẹp con người:

      + Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

- Tư thế làm chủ, chiếm lĩnh núi rừng

      + Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

- Khéo léo, mềm mại trong công việc

      + Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

- Thủy chung, đằm thắm, nghĩa tình

Kết bài: Đánh giá chung về đoạn trích

Câu 3:

a.

- Câu thơ " Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" gợi liên tưởng đến những lời ca dao sau:

      + "Tay bưng chén muối đĩa gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau."

      + "Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta tình nặng nghĩa đầy

Dù bai vạn sáu ngàn ngày cũng chẳng xa."

- Câu thơ trong bài thơ Đất nước gợi lên vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam: tình nghĩa đậm đà, thủy chung son sắt.

b.

Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

- Nội dung cần phân tích

Thân bài:

- Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến:

      + Khi viết về những người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, tang thương.

      + Cảm hứng của ông mỗi khi chìm vào cái bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của lí tưởng, của tinh thần lãng mạn. Chính vì vậy mà hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi đã bị mờ đi trước lí tưởng quên mình vì Tổ quốc của người lính Tây Tiến.

- Vẻ đẹp tâm hồn hào hoa, lãng mạn của người lính Tây Tiến:

      + Cái nhìn lãng mạn của ông đã thấy họ ốm mà không yếu, đã nhìn thấy bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường. Và ngòi bút lãng mạn của ông đã biến họ thành những bức chân dung lẫm liệt, oai hùng.

      + Cái nhìn nhiều chiều của Quang Dũng đã giúp ông nhìn thấy xuyên qua cái vẻ oai hùng, dữ dằn bề ngoài của những người lính Tây Tiến là những tâm hồn còn rất trẻ, những trái tim rạo rực, khao khát yêu đương (Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm).

      + Được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn với khuynh hướng tô đậm những cái phi thường, sử dụng triệt để thủ pháp đối lập Quang Dũng đã tạc một bức tượng đài về những người lính mang trong mình tâm hồn hào hoa, lãng mạn nhưng cũng rất anh dũng, phi thường.

Kết bài: Khái quát chung về hình tượng.

Câu 4:

a. Hình tượng đất nước trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm và Đất nước của Nguyễn Đình Thi:

- Điểm giống nhau:

- Đều là niềm tự hào, tình yêu với đất nước Việt Nam.

- Cả 2 bài thơ đều sáng tác trong hoàn cảnh đất nước đặc biệt.

- Điểm khác nhau

- Hình tượng Đất nước trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm:

      + Đất nước được cảm nhận trên nhiều phương diện khác nhau: địa lí, lịch sử, văn hóa.

      + Tư tưởng Đất nước của nhân dân:

   • Nhân dân làm nên địa lí:

- Ở nơi nào trên đất nước cũng lưu dấu những vẻ đẹp huyền thoại của nhân dân: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái,..

- Những ngọn núi, dòng sông chỉ trở thành thắng cảnh khi gắn liền với con người.

   • Nhân dân làm nên lịch sử: Bốn nghìn lớp người:

- Nhấn mạnh vai trò của bốn nghìn lớp người vô danh và bình dị đã đóng góp xương máu cho Đất nước.

   • Nhân dân lưu giữ văn hóa:

- Văn hóa vật chất: hạt lúa, lửa

- Văn hóa tinh thần: tên xã, tên làng, giọng điệu,..

- Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ chính là về đất nước, một đất nước gần gũi, gắn bó với cuộc sống của con người được nhìn nhận trong suốt chiều dài lịch sử, văn hóa dân tộc.

- Hình tượng đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi:

      + Mùa thu đất nước trong hoài niệm của nhà thơ.

      + Hình ảnh đất nước kháng chiến đau thương mà anh hùng tình nghĩa:

   • Những hình ảnh đau thương: cánh đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều…

   • Thế nhưng từ trong đau thương, đất nước ta quật khởi đứng lên bằng lòng yêu nước, căm thù giặc, tinh thần lạc quan cách mạng..

- Tạo nên vẻ đẹp hào hùng tráng lệ về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Đoạn thơ đã khái quát sức vươn dậy thần kì của đất nước ta.

- Lí giải sự khác biệt:

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Mỗi bài thơ ra đời trong những hoàn cảnh khác nhau.

- Phong cách nhà thơ: mỗi nhà thơ có những phong cách sáng tác khác nhau.

- Quy luật sáng tạo của nghệ thuật là không trùng lặp.

b.

Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

- Vị trí đoạn thơ, nội dung chính

Thân bài:

- Dáng vẻ bề ngoài: không mọc tóc/ xanh màu lá.

- Sốt rét rừng làm cho họ rụng hết tóc và làm cho nước da trở nên xanh xao nhưng nhà thơ nhìn hiện thực ấy bằng lăng kính lãng mạn nên trong gian khổ thì hình ảnh người lính vẫn hiện lên với khẩu khí anh hùng.

- Khí phách bên trong: dữ oai hùm / mắt trừng

- Dữ oai hùm mang sức mạnh oai linh chốn sơn lâm. Hình ảnh mắt trừng thể hiện nội tâm sôi sực hướng về nhiệm vụ, trằn trọc khi nhớ về quê hương.

- Khúc tráng ca lên đường:

      + Hiện thực khốc liệt với đau thương mất mát:

   • Anh về đất: bao bọc bởi đất mẹ

      + Trang trọng hóa:

   • Dùng từ Hán Việt: Đoàn binh, biên cương, viễn xứ tạo nên sự tôn kính, trang nghiêm mà hùng tráng

   • Áo bào thay chiếu: cái chết trở thành bất tử, được anh hùng hóa.

   • Âm thanh của thiên nhiên: dữ dội, chất chứa đau thương.

Kết bài: Đánh giá chung về đoạn thơ: Đã làm nổi bật vẻ đẹp bi tráng cùng với tâm hồn lãng mạn, hào hoa của những người lính Tây Tiến.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 12 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.