X

Soạn văn lớp 12

Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học ngắn nhất


Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề 1 :

a. Tìm hiểu đề:

- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ ra đời vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Địa điểm là vùng chiến khu Việt Bắc. Lúc này Chủ tịch Hồ Chí Minh đang trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ.

b. Lập dàn ý:

- Mở bài: Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Thân bài:

Gợi ý:

      + Vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng trong một đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc.

      + Nỗi bật lên giữa bức tranh thiên nhiên là người chiến sĩ "nặng nỗi nước nhà" (khác với hình ảnh ẩn sĩ và thiên nhiên trong thơ cổ).

      + Tính cổ điển và hiện đại trong phong cách thơ HCM.

* Cổ điển: Thể thơ Đường luật, hình ảnh thiên nhiên (trăng, suối, hoa…)

* Hiện đại: Nhân vật trữ tình lo "nỗi nước nhà"

- Kết bài:

      + Sự hài hòa về tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sỹ trong bài thơ.

      + Đánh giá chung: Khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Đề 2 :

a. Tìm hiểu đề:

– Nhớ lại quang cảnh chiến đấu sục sôi, hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc với nhiều lực lượng tham gia.

- Nhớ lại niềm vui khi tin tức chiến thắng của mọi miền đất nước tiếp nối báo về. (4 câu cuối).

b. Lập dàn ý:

- Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ.

- Thân bài:

      + Triển khai các ý trong phần tìm hiểu đề.

      + Nghệ thuật điêu luyện trong việc sử dụng thể thơ lục bát:

* Cách dùng từ ngữ, hình ảnh.

* Cách vận dụng các biện pháp tu từ (so sánh, cường điệu).

* Giọng thơ hào hùng, sôi nổi.

- Kết bài:

Đoạn thơ thể hiện thành công cảm hứng ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

2. Cách viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

- Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày ý kiến , nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó.

- Nội dung:

      + Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ

      + Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật

      + Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

Luyện tập

1. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích

2. Thân bài:

a. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, cảm xúc bao trùm bài thơ.

   • "Tràng giang" là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận, sáng tác năm 1939, rút từ tập "Lửa thiêng", tập thơ đầu tay của Huy Cận, sáng tác khoảng 1937 - 1940. Tập thơ đã đưa Huy Cận trở thành một gương mặt tiêu biểu trong phong trào thơ mới thời kì đầu phát triển.

   • Huy Cận là thi sĩ thơ lãng mạn có nỗi buồn "ảo não", "ngẩn ngơ" trước cái không gian bao la và thời gian thăm thẳm. Đó là nỗi buồn "sông núi", nỗi buồn trước cảnh nước mất, nhà tan và nỗi buồn cô đơn của một thế hệ nhà "thơ mới" nằm tròn trong vòng một "chữ tôi" bế tắc, luôn luôn có niềm khao khát được hoà hợp cảm thông trong tình đất nước và tình nhân loại.

b. Nội dung đoạn thơ bao quát cảnh và tình trong toàn bộ bài thơ.

Bài thơ này là phân tích một bức tranh thiên nhiên sông nước hầu như đã trở thành cổ điển mà linh hồn của nó là một nỗi buồn đìu hiu mênh mang. Qua mỗi khổ thơ, tác giả điểm thêm một nét buồn nào đó. Tất cả những nét buồn ấy cứ trở đi trở lại vẫn là bát ngát, mênh mông mà hoang vắng và có một cái gì đó tàn tạ, lụi tắt, cô đơn, bơ vơ, nổi trôi, chia lìa, phiêu dạt. Đây là nỗi buồn cô đơn rợn ngợp của cá thể trước cái không gian ba chiều bao la, luôn luôn có niềm khao khát được hoà hợp cảm thông giữa người và người trong tình đất nước và tình nhân loại.

c. Phân tích khổ thơ

Khổ thơ ta bình giảng là khổ thứ nhất của bài thơ. Nó mở ra bằng một hình ảnh sông nước mênh mông trước một bức tranh thiên nhiên "Tràng giang" tàn tạ, quạnh hiu, nổi trôi, chia lìa, phiêu dạt.

      Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

      Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

      Lòng quê dợn dợn vời con nước

      Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

   • Câu 1: Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tác giả không viết về "núi cao", "mây bạc", mà viết "mây cao", "núi bạc". Đó là cách làm lộn dòng cảm giác khiến người đọc choáng ngợp... Động từ "đùn" tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ.

   • Câu 2: Cánh chim chiều hôm mang theo nắng chiều sa xuống mặt sông. Hình ảnh cánh chim chiều hôm gợi nỗi nhớ nhà và cái buồn cô liêu của người lữ khách (so sánh).

   • Hai câu sau thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê dâng ngập lòng người (tựa như con sóng bao phủ dòng sông). Đó là nỗi khát khao tìm một chỗ dựa cho tâm hồn cô đơn, trống trải (nó không phải là nỗi nhớ nhà thông thường của một người xa quê).

   • Nghệ thuật dùng từ láy âm "dợn dợn" lấy cái không có ở ngoại cảnh (không khói hoàng hôn) để nói cái có ở lòng người (nhớ nhà).

d. Đánh giá nội dung và nghệ thuật đoạn thơ.

   • Sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển của thơ Đường với bút pháp lãng mạn của Thơ mới.

   • Đoạn thơ nói lên được nỗi niềm bơ vơ, buồn bã của "cái tôi" trữ tình. Cảm xúc hướng về quê hương cũng là một cách gửi gắm nỗi niềm yêu nước thâm kín của nhà thơ.

   • Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển ở hình thức ngôn ngữ, ở bút pháp tả cảnh, tả tình.

3. Kết bài: Đánh giá chung về đoạn thơ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 12 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.