Soạn bài Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) ngắn nhất
Soạn bài Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
Bố cục:
- Phần một: Từ đầu đến lúc ngừng chèo: Khắc nổi tính cách "hung bạo" của con sông Đà và ngợi ca phẩm chất trí dũng, tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò.
- Phẩn hai: Còn lại: Miêu tả vẻ đẹp trữ tình của sông Đà, qua đó thể hiện lòng yêu thiên nhiên đất nước của nhà văn
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 192 sgk Văn 12 Tập 1):
- Tác giả sử dụng kiến thức liên ngành để tìm hiểu về sông Đà: điện ảnh, quân sự, thể thao..
- Cách lựa chọn điểm nhìn đa dạng: nhìn từ trên cao, nhìn hai bên bờ sông, khi đi trên thuyền..để quan sát đối tượng.
- Tác giả cùng trải nghiệm quá trình vượt thác cùng người lái đò sông Đà trong chuyến đi thực tế dài ngày ở miền Tây Bắc.
Câu 2 (trang 192 sgk Văn 12 Tập 1): Dòng sông Đà hung vĩ, dữ dội được thể hiện qua các biện pháp nghệ thuật:
- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh: "chẹt lòng sông Đà như cái một cái yết hầu", "cuồn cuồn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò", "nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc",…
- Biện pháp điệp từ, điệp cấu trúc: "nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió", ..
- Biện pháp nhân hóa: "Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như van xin..", "cuồn cuộn luồng gió gùn ghè"..
- Biện pháp liên tưởng: "quãng ấy, đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ..",
- Biện pháp tưởng tưởng: một anh quay phim táo tợn cho cả mình và thuyền xuống đáy hút nước..
Câu 3 (trang 192 sgk Văn 12 Tập 1):
Khi viết về dòng sông Đà thơ mộng trữ tình, nhà văn liên tục thay đổi điểm nhìn của mình để quan sát dòng sông:
- Khi nhìn từ trên cao:
+ Dòng sông "tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc.."
+ Dòng sông biến đổi theo mùa: mùa xuân dòng xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa.
- Khi đi dạo hai bên bờ:
+ Như gặp lại cố nhân: vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng..
+ Dòng sông mang màu sắc Đường thi khi gợi nhớ tới câu thơ Đường cổ.
- Khi đi thuyền trên sông:
+ Ven sông lặng như tờ.
+ Cảnh vật tràn trề nhựa sống: lá ngô non đầu mùa, cỏ gianh ra những nõn búp…
Câu 4 (trang 192 sgk Văn 12 Tập 1):
Hình tượng người lái đò sông Đà
a. Người lái đò trí dũng – người anh hùng:
Đây là cuộc chiến không cân sức:
+ Sông Đà dữ dội và hiểm độc: trùng trùng lớp lớp dàn trận bủa vây; hợp sức nhiều thế lực: sóng, nước, đá, gió,…
+ Con người: bé nhỏ, vũ khí chỉ là chiếc cán chèo trên con đò đơn độc.
- Kết quả trận chiến: con người chiến thắng sức mạnh thần thánh của tự nhiên.
+ Con người cưỡi lên thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp kia của trùng vi thạch trận; đè sấn được sóng gió, nắm chặt cái bờm sóng mà thuần phục sự hung hãn của dòng sông.
+ Những thằng đá tướng phải lộ sự tiu nghỉu, thất vọng qua bộ mặt xanh lè.
- Ngòi bút Nguyễn Tuân như một máy quay phim ghi lại những trường đoạn hồi hộp, gay cấn, căng thẳng của cuộc chiến giữa con người và thiên nhiên này.
b. Người lái đò – con người tài hoa nghệ sĩ:
- Xử lí tình huống nguy hiểm một cách tài hoa chính xác, thông minh, táo bạo và tài tử đến kì diệu.
+ ông lái đò "cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như cưỡi hổ".
+ ông nhớ mặt bọn đá tướng, quân đá nên táo bạo "rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến lên".
+ ông rất tài tình và rất nghệ thuật khi lèo lái con thuyền.
- Sau khi vượt thác ông lại ung dung, bình dị, khiêm tốn "đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, bàn tán về cá anh vũ". Chẳng ai thèm bàn thêm một lời nào về cuộc chiến đấu vừa qua.
Câu 5 (trang 193 sgk Văn 12 Tập 1): Có thể chọn các câu sau:
- "Tiếng nước thác nghe như là oán trách…cháy bùng bùng.": Khi miêu tả dòng sông hung bạo.
- "Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình..đốt nương xuân.": Khi miêu tả dòng sông trữ tình.
Luyện tập
1. Tìm đọc trên internet, sách để đọc toàn bộ tác phẩm.
2. Có thể chọn đoạn miêu tả về dòng sông thơ mộng, trữ tình khi nhìn từ trên cao xuống: "Con sông Đà tuôn dài..bản đồ lai chữ."
- Nhà văn sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để làm toát ra vẻ đẹp thơ mông, trữ tình của dòng sông Đà như một cô gái Tây Bắc.
- Các hình ảnh mang đậm dấu ấn vùng miền núi Tây Bắc.
- Màu sắc dòng sông cũng như có hồn khi biến chuyển theo mùa.
⇒ Từ cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh cùng với biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, nhà văn Nguyễn Tuân đã làm rõ hình tượng về một dòng sông thơ mộng, trữ tình, điều đặc biệt nét thơ mông cũng mang dấu ấn về mảnh đất Tây Bắc.
Nhận xét – Ý nghĩa
- Tác phẩm là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước, ca ngợi dòng sông Đà vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng, đặc biệt hơn là vẻ đẹp của con người lao động bình dị.
- Tác phẩm đã cho thấy sự tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để vẽ lên một tuyệt tác về cả thiên nhiên và con người Tây Bắc.