Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Bài 2: Miền cổ tích (có đáp án) - Chân trời sáng tạo
Với bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 6 Bài 2: Miền cổ tích hay nhất, có đáp án và lời giải chi tiết, được biên soạn bám sát chương trình sgk Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn luyện trắc nghiệm và từ đó học tốt môn Ngữ văn 6 hơn.
Câu hỏi Trắc nghiệm Bài 2: Miền cổ tích - Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm Sọ Dừa
Câu 1: Yếu tố thần kì đóng vai trò thế nào trong kho tàng truyện cổ tích?
A. Trong tất cả truyện cổ tích
B. Trong đa số truyện cổ tích
C. Trong một số ít truyện cổ tích
D. Không có trong bất cứ truyện nào
Câu 2: Mục đích chính của việc tác giả dân gian đưa yếu tố kì ảo vào trong truyện cổ tích nhằm?
A. Vì không giải thích được các hiện tượng xảy ra trong xã hội
B. Giúp trừng trị cái ác tốt hơn
C. Nhằm lí giải các mối quan hệ xã hội
D. Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng, góp phần tạo nên chất lãng mạn cho câu chuyện
Câu 3: Tại sao tác giả dân gian không miêu tả chi tiết nhân vật Sọ Dừa
A. Vì truyện có quá nhiều tình tiết khác hấp dẫn
B. Dung lượng của truyện cổ tích không cho phép miêu tả kĩ về nhân vật
C. Nhân vật có tên riêng nhưng đại diện cho một loại người
D. Nhân vật có bề ngoài không mấy đặc biệt
Câu 4: Truyện cổ tích, cái thiện luôn được khẳng định, đề cao, người hiền lành có thể gặp nhiều thiệt thòi xong cuối cùng vẫn có được cuộc sống hạnh phúc là kết thúc thế nào?
A. Kết thúc có hậu
B. Kết thúc bất ngờ
C. Kết thúc đúng thực tế
D. Kết thúc không thực tế
Câu 5: Nhân vật Sọ Dừa đại diện cho kiểu người nào trong xã hội?
A. Kiểu người bị bóc lột
B. Kiểu người chịu nhiều bất hạnh
C. Kiểu người gặp nhiều may mắn
D. Kiểu người bị hắt hủi, coi thường
....................................
....................................
....................................
Trắc nghiệm Em bé thông minh
Câu 1: Chiến thắng của em bé có được, có nhờ tới sự giúp đỡ của ai?
A. Không được thần linh giúp đỡ
B. Thần linh mách bảo trong giấc mơ
C. Thần linh giúp một phần rất nhỏ
D. Thần linh giúp đỡ nhưng người nghe không nhận thấy
Câu 2: Yếu tố kì ảo có vai trò gì trong truyện Em bé thông minh?
A. Giúp truyện hấp dẫn hơn
B. Giải quyết khó khăn mà em bé không vượt qua được
C. Không tồn tại trong truyện
D. Giúp câu chuyện về em bé thông minh trở thành truyện cổ tích
Câu 3: Yếu tố không được sử dụng trong truyện Em bé thông minh là gì?
A. Kì ảo
B. Hiện thực
C. Bất ngờ
D. Mâu thuẫn
Giải thích: Truyện không sử dụng yếu tố kì ảo
Câu 4: Sức hấp dẫn của truyện Em bé thông minh chủ yếu được tạo ra từ đâu?
A. Hành động của nhân vật
B. Ngôn ngữ của nhân vật
C. Tình huống truyện
D. Lời kể của truyện
Câu 5: Tác giả sử dụng hình thức câu đố với mục đích nào?
A. Đề cao trí tuệ nhân dân, trí tuệ dân tộc
B. Tạo tình huống để câu chuyện diễn ra theo đúng dụng ý nghệ thuật của mình
C. Tạo yếu tố bất ngờ để tăng sức hấp dẫn của câu chuyện
D. Kích thích sự tò mò của người nghe, người đọc
....................................
....................................
....................................