Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Bài 7: Gia đình thương yêu (có đáp án) - Chân trời sáng tạo
Với bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 6 Bài 7: Gia đình thương yêu hay nhất, có đáp án và lời giải chi tiết, được biên soạn bám sát chương trình sgk Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn luyện trắc nghiệm và từ đó học tốt môn Ngữ văn 6 hơn.
Câu hỏi Trắc nghiệm Bài 7: Gia đình thương yêu - Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm Những cánh buồm
Câu 1: Qua cuộc trò chuyện giữa hai cha con, em thấy người con có ước mơ gì?
A. Mượn cho con buồm trắng, để con đi.
B. Nhìn thấy nhà cửa, cây cối, con người ơ phía chân trời xa.
C. Khám phá những điều mới lạ trong thế giới xung quanh.
Câu 2: Từ “Chảy” trong câu “Ánh nắng chảy đầy vai” được hiểu theo nghĩa nào?
A. Nghĩa chuyển.
B. Nghĩa gốc.
Câu 3: Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, để con đi…”
A. Báo hiệu một sự liệt kê.
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.
C. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu 4: Dấu ngoặc kép trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?
Cha mĩm cười xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến”
A. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
B. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.
C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu 5: Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?
A. Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình
B. Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến tuổi học trò của mình.
C. Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến tuổi thơ của mình.
D. Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến kí ức của mình.
....................................
....................................
....................................
Trắc nghiệm Mây và sóng
Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là gì?
A. Mây
B. Sóng
C. Người mẹ
D. Em bé
Câu 2: Nội dung chính của bài thơ là gì?
A. Miêu tả những trò chơi của trẻ thơ
B. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt
C. Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ
D. Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻ thơ
Câu 3: : Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” được hiểu như thế nào?
A. Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được
B. Tình mẫu tử có ở khắp nơi, chứ không riêng một nơi nào
C. Tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được
D. Thế giới của tình mẫu tử là thế giới huyền bí mà không ai nhận biết hết biết
Câu 4: Bài thơ gợi cho ta suy ngẫm về điều gì trong cuộc sống?
A. Thế giới thật bao la với vô vàn những điều hấp dẫn mà ta chẳng thể cảm nhận hết
B. Niềm vui, hành phúc chẳng phải điều gì bí ẩn, xa xôi mà ngay ở chính cõi đời này và do chính con người tạo nên
C. Để từ chối những cám dỗ trong cuộc đời cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy
D. Gồm 2 ý B và C
Câu 5: Dòng nào sau đây nhận định không đúng về nhân vật em bé trong bài Mây và sóng?
A. Yếu đuối, không thích các trò chơi
B. Ham chơi, tinh nghịch
C. Hóm hỉnh, sáng tạo
D. Hồn nhiên, yêu thương mẹ tha thiết
....................................
....................................
....................................