Trắc nghiệm Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 48 (có đáp án) - Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
Với bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 6 Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 48 hay nhất, có đáp án và lời giải chi tiết, được biên soạn bám sát chương trình sgk Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn luyện trắc nghiệm và từ đó học tốt môn Ngữ văn 6 hơn.
Câu hỏi Trắc nghiệm Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 48
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát, ông cười trả lời: "Tôi viết trong hai tiếng cộng cả cuộc đời! Bởi nếu không sống những ngày gian khổ, không nuôi khát vọng giải phóng dân tộc, làm sao cảm xúc có thể vỡ òa cùng ngày chiến thắng. Dễ có được như ngày hôm nay, chúng ta đã phải đổi bằng máu và nước mắt.".
“Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài hát” là thành phần gì của câu?
A. Trạng ngữ
B. Chủ ngữ
C. Vị ngữ
D. Thành phần tình thái
Câu 2: Trạng ngữ là gì ?
A. Là thành phần chính của câu
B. Là thành phần phụ của câu
C. là biện pháp tu từ trong câu
D. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt
Câu 3: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào ?
A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị
B. Theo vị trí của chúng trong câu
C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau
D. Theo mục đích nói của câu
Câu 4: Trong câu, trạng ngữ thường được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai?
A. Đúng
B, Sai
Câu 5: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “ Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao) ?
A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai
B. Khi ấy
C. Đầu nó còn để hai trái đào
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 6: Trạng ngữ “ Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?
A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
Câu 7: Trạng ngữ trong câu sau có ý nghĩa gì?
Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.
(Đặng Thai Mai)
A. Chỉ thời gian
B. Chỉ nơi chốn
C. Chỉ phương tiện
D. Chỉ nguyên nhân