X

Ngữ Văn lớp 6 - Kết nối tri thức

Câu hỏi trắc nghiệm Bài 5: Những nẻo đường xứ sở Ngữ văn 6 | Trắc nghiệm Ngữ văn 6 có đáp án | kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn câu hỏi Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức Bài 5: Những nẻo đường xứ sở có đáp án chi tiết hay nhất, giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu giảng dạy và giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm môn Ngữ văn 6 đạt kết quả cao.

Câu hỏi trắc nghiệm Bài 5: Những nẻo đường xứ sở Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức




Trắc nghiệm Cô Tô

Câu 1: Thể loại của đoạn trích Cô Tô  là gì?

A. Thơ.

B. Truyện ngắn.

C. Kí.

D. Biểu cảm

Câu 2: Đoạn trích Cô Tô  được chia bố cục thành mấy phần?

A. 1 phần

B. 2 phần

C. 3 phần

D. 4 phần

Câu 3: Vị trí quan sát cảnh Cô Tô sau trận bão là ở đâu?

A. Trên nóc đồn của bộ đội biên phòng.

B. Trên nóc đồn của bộ đội hải quân.

C. Quanh giếng nước ngọt Thanh Luân.

D. Quanh giếng nước ngọt Hồng Luân.

Câu 4: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để miêu tả cảnh mặt trời mọc?

A. Ẩn dụ.

B. Hoán dụ.

C. Nhân hóa.

D. So sánh.

Câu 5: Văn bản “Cô Tô” cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô. Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng tươi đẹp.

Nhận xét trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 6: Tác giả miêu tả cảnh biển Cô Tô vào thời điểm nào?

A. Sau chiến tranh

B. Khi ngư dân vừa đi đánh cá về

C. Sau cơn bão

D. Khi khách đến du lịch

Câu 7: Trong đoạn đầu của văn bản Cô Tô, điểm quan sát của tác giả ở đâu?

A. Trên dốc cao

B. Nóc đồn Cô Tô

C. Bên giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo

D. Đầu mũi đảo

Câu 8: Tính từ chỉ màu sắc nào không được sử dụng trong đoạn đầu bài Cô Tô?

A. Hồng tươi

B. Xanh mượt

C. Lam biếc

D. Vàng giòn

Câu 9: Cảnh sinh hoạt của con người Cô Tô được miêu tả như thế nào?

A. Hối hả, vội vã

B. Êm ả, thanh bình

C. Nhộn nhịp

D. Khẩn trương, tấp nập

Câu 10: Ai là tác giả của văn bản Cô Tô?

A. Nguyễn Tuân

B. Tố Hữu

C. Phạm Văn Đồng

D. Tô Hoài

....................................

....................................

....................................

Trắc nghiệm Thực hành Tiếng Việt trang 113

Câu 1: Cho câu sau:

Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.

Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. So sánh

D. Điệp ngữ

Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau:

Ẩn dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có _____________ với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

A. quan hệ tương cận

B. điểm gần gũi

C. nét tương đồng

D. sự giống nhau y hệt

Câu 3: Câu văn dưới sử dụng phép hoán dụ gì?

Một số thủy thủ chất phác còn lại – chẳng bao lâu, chúng tôi đã phát hiện rên tàu vẫn còn có những thủy thủ như thế – thì lại là những tay khờ dại ra mặt.

(Đảo giấu vàng - Robert Louis Stevenson)

A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Câu 4: Câu văn sau sử dụng phép hoán dụ gì: Sói không sợ chó chăn cừu mà sợ sợi dây xích của nó. (Tục ngữ Nga)

A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Câu 5: Câu tục ngữ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì?

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 6: Câu thơ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì:

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa)

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 7: Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản, trước khi dùng từ điển để tra cứu, cũng có thể dựa vào những từ ngữ xung quanh để suy đoán nghĩa của nó.

Ý kiến trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 8: So sánh là gì?

A. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

B. Là mang hai đối tượng ra so sánh với nhau

C. Là hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương đồng với nhau

D. Hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương cận với nhau

Câu 9: Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm?

A. Vế A, vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh (có thể lược bớt)

B. Vế A, từ ngữ chỉ phương diện so sánh

C. Vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh

D. Vế A, vế B

Câu 10: Nội dung câu: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” là gì?

A. Khen ngợi trẻ em biết ăn, biết chơi

B. Trẻ em là những người nhỏ bé, yếu đuối cần được bảo vệ chăm sóc

C. Trẻ em cần được tạo điều kiện ăn, chơi, học tập

D. Cả B và C

Câu 11: Trong các câu văn dưới đây, câu nào không sử dụng phép so sánh?

A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh

B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm , dẫn vào đền Ngọc Sơn

C. Rồi cả nhà- trừ tôi- vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế

D. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.

Câu 12: Biện pháp so sánh trong câu “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng” có tác dụng gì?

A. Người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh dòng sông Năm Căn mênh mông sóng nước

B. Khiến câu văn trở nên sinh động hơn, người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh tự nhiên

C. Giúp nhà văn thêm gần gũi với độc giả

D. Câu văn trở nên giàu hình tượng hơn.

....................................

....................................

....................................

Xem thêm câu hỏi Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án hay khác: