X

Ngữ Văn lớp 6 - Kết nối tri thức

Câu hỏi trắc nghiệm Bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng Ngữ văn 6 | Trắc nghiệm Ngữ văn 6 có đáp án | kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn câu hỏi Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức Bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng có đáp án chi tiết hay nhất, giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu giảng dạy và giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm môn Ngữ văn 6 đạt kết quả cao.

Câu hỏi trắc nghiệm Bài 6: Chuyện kể về những người anh hùng Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức




Trắc nghiệm Thánh Gióng

Câu 1: Tìm các chi tiết không cần thiết khi dựng lại cốt truyện của truyền thuyết Thánh Gióng

A. Tiếng nói của Gióng đầu tiên là đòi đi đánh giặc

B. Bà con góp gạo nấu cơm nuôi Gióng

C. Gióng cầm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp để đánh giặc

D. Khi nhận vũ khí, Gióng vươn mình thành tráng sĩ

E. Đánh giặc xong, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời

G. Hai vợ chồng ông lão phúc đức nhưng chậm có con

H. Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Câu 2: Chi tiết Gióng bay về trời sau khi dẹp tan giặc Ân thể hiện sự vô tư, đức hi sinh, tính vị tha khi làm việc nghĩa không màng tới sự trả ơn. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 3: Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?

A. Thể hiện quan điểm, ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc, cứu nước.

B. Thể hiện lòng biết ơn của người dân muốn người anh hùng dân tộc trở nên bất tử

C. Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống quân xâm lược của nhân dân ta.

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?

A. Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác

B. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa

C. Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử

D. Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo lien quan tới sự thật lịch sử

Câu 5: Chi tiết tưởng tượng kì ảo thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 6: Truyền thuyết Thánh Gióng, không có sự thật lịch sử nào dưới đây?

A. Ở làng Gióng, đời Hùng Vương thứ sáu

B. Hiện nay vẫn còn đền thờ làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng

C. Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi

D. Lúc bấy giờ, giặc Ân tới xâm phạm tới bờ cõi nước ta

Câu 7: Truyện Thánh Gióng không giải thích hiện tượng nào?

A. Tre ngà có màu vàng óng

B. Có nhiều ao hồ để lại

C. Thánh Gióng bay về trời

D. Có làng mang tên làng Cháy

Câu 8: Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?

A. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân

B. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân

C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc

D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước

Câu 9: Chủ đề truyện Thánh Gióng là gì?

A. Đánh giặc cứu nước thắng lợi.

B. Chế ngự thiên tai bão lũ

C. Giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy

D. Ước mơ vua sáng tôi hiền

Câu 10: Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

A. Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm

B. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước

C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy

D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

....................................

....................................

....................................

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 9

Câu 1: Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?

A. Từ đơn và từ ghép

B. Từ đơn và từ láy

C. Từ đơn

D. Từ ghép và từ láy

Câu 2: Từ phức gồm mấy tiếng?

A. hai hoặc nhiều hơn hai

B. ba

C. bốn

D. nhiều hơn hai

Câu 3: Từ tươi tốt, dạy dỗ, học hỏi, học hành là từ láy. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: Từ “khanh khách” là từ gì?

A. Từ đơn

B. Từ ghép đẳng lập

C. Từ ghép chính phụ

D. Từ láy tượng thanh

Câu 5: Từ nha sĩ, bác sĩ, y sĩ, ca sĩ, dược sĩ, thi sĩ được xếp vào nhóm từ gì?

A. Từ ghép đẳng lập

B. Từ ghép chính phụ

C.Từ đơn

D. Từ láy hoàn toàn

Câu 6: Từ được cấu tạo theo công thức “bánh + x”: bánh rán, bánh dẻo, bánh mật, bánh nếp, bánh bèo… thuộc loại từ nào?

A. Từ ghép chính phụ

B. Từ láy hoàn toàn

C. Từ ghép đẳng lập

D. Từ láy bộ phận

Câu 7: Tìm từ láy trong các từ dưới đây?

A. Tươi tốt

B. Tươi đẹp

C. Tươi tắn

D. Tươi thắm

Câu 8: Trong các từ sau, từ nào là từ láy?

A. Che chở.

B. Le lói.

C. Gươm giáo.

D. Mỏi mệt.

Câu 9: Từ láy nào dưới đây thường được dùng để tả tiếng cười?

A. hả hê

B. héo mòn

C. khanh khách

D. vui cười

Câu 10: Từ “khanh khách” là từ gì?

A. Từ đơn

B. Từ ghép đẳng lập

C. Từ ghép chính phụ

D. Từ láy tượng thanh

....................................

....................................

....................................

Xem thêm câu hỏi Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án hay khác: