Soạn bài Các thành phần chính của câu ngắn nhất
Soạn bài Các thành phần chính của câu
I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu
Câu 1 (trang 92 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Tên các thành phần chính của câu đã học ở Tiểu học:
- Chủ ngữ
- Vị ngữ
- Trạng ngữ.
Câu 2 (trang 92 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Câu 3 (trang 92 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Thành phần bắt buộc có mặt: chủ ngữ, vị ngữ.
- Thành phần không bắt buộc có mặt: trạng ngữ.
II. Vị ngữ
Câu 1 (trang 92 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Có thể kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, sắp, từng, vừa, mới...
- Có thể trả lời các câu hỏi: làm sao? như thế nào? làm gì?
Câu 2 (trang 92 - 93 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Vị ngữ do tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ, danh từ, cụm danh từ đảm nhiệm.
+ Vị ngữ thường là động từ (cđt), tính từ (ctt) như ví dụ a, b và câu thứ 2 ví dụ c.
+ Vị ngữ còn có thể là danh từ (cdt) như câu 1 ví dụ c.
- Câu có thể có một vị ngữ hoặc nhiều hơn.
III. Chủ ngữ
Câu 1 (trang 93 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Quan hệ chủ ngữ - vị ngữ.
- Nêu (tên sự vật hiện tượng)
- Báo (thông báo về hành động trạng thái đặc điểm của sự vật hiện tượng).
Câu 2 (trang 93 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
+ Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: ai? cái gì? con gì?...
Câu 3 (trang 93 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Cấu tạo chủ ngữ
(I.+ II.2.a): tôi – đại từ.
(II.2.b): Chợ Năm Căn – cụm danh từ.
(II.2.c ): Cây tre – cụm danh từ ; tre, nứa, mai, vầu – danh từ.
IV. Luyện tập
Câu 1 (trang 94 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Câu 1: Tôi (chủ ngữ, đại từ) / đã trở thành một chàng thanh niên c-ường tráng (vị ngữ, cụm động từ).
- Câu 2: Đôi càng tôi (chủ ngữ, cụm danh từ)/ mẫm bóng (vị ngữ, tính từ).
- Câu 3: Những cái vuốt ở khoeo, ở chân (chủ ngữ, cụm danh từ) cứ cứng dần và nhọn hoắt (vị ngữ, hai cụm tính từ).
Câu 2 +3 (trang 94 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Em đi học tiếng anh - Em làm gì ?
- Bạn em rất chăm chỉ - Bạn em như thế nào ?
- Hải âu là một loài chim biển - Hải âu là gì?