Soạn bài Lượm (Tố Hữu) ngắn nhất
Soạn bài Lượm (Tố Hữu)
I. Tác giả và tác phẩm
1. Tác giả: Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002). Quê thừa Thiên Huế. Là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca cách mạng Việt Nam.
2. Tác phẩm: Bài thơ sáng tác năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1946 - 1954).
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Bài thơ kể và tả về chú bé Lượm qua hoạt động liên lạc, bằng lời nhân vật người chú.
- Bố cục: 3 phần
+ Đoạn 1: Từ đầu đến cháu đi xa dần.
→ Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.
+ Đoạn 2: Từ cháu đi đường cháu đến hồn bay giữa đồng.
→ Câu chuyện về chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
+ Đoạn 3: Còn lại.
→Hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi.
Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
* Hình ảnh Lượm trong khổ 2 đến khổ 5:
- Trang phục: Cái xắc xinh xinh - ca lô đội lệch.
- Dáng điệu: loắt choắt, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh.
- Cử chỉ: như con chim chích, huýt sáo, cười míp mí .
- Lời nói: Cháu đi liên lạc vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá thích hơn ở nhà.
⇒ Chú bé liên lạc, hồn nhiên, vui tươi, hồn nhiên.
* Các yếu tố nghệ thuật góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm.
Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
* Lượm khi làm nhiệm vụ:
- Vụt qua mặt trận, đạn bay vèo vèo
⇒ Thể hiện động tác nhanh, dứt khoát, dũng cảm; sự ác liệt của chiến tranh.
- “Sợ chi hiểm nghèo?”
→ Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, không nề nguy hiểm.
* Lượm hy sinh:
- Bỗng lòe chớp đỏ.
⇒ Nhanh, đột ngột.
- Tư thế:
"Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng"
+ Thôi rồi, Lượm ơi ! → lời cảm thán, niềm hy vọng đã vụt tắt.
+ Lượm ơi, còn không ? → sự thảng thốt trong lòng người chú khi hiểu rằng Lượm đã chết, nhưng trong lòng vẫn luôn giữ niềm tin.
→ Sự hi sinh thiêng liêng, cao cả
Câu 4 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Tình cảm của nhà thơ.
- Cách xưng hô:
+ Chú - cháu.
→ Trìu mến, thân thiết.
+ Đồng chí.
→ Thân tình, trân trọng, coi Lượm như bạn chiến đấu.
- Ra thế
Lượm ơi !...
⇒ Nỗi đau khôn xiết, bàng hoàng, nghẹn ngào của nhà thơ khi nghe tin Lượm hi sinh.
⇒ thể hiện tình cảm thắm thiết, gắn bó của tác giả với chú bé.
Câu 5 (trang 76 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Lượm ơi, còn không?
→ Câu hỏi đau xót, ngỡ ngàng - không muốn tin Lượm đã hi sinh.
→ Lặp lại hai khổ thơ đầu để trả lời cho câu hỏi trên bằng sự khẳng định: Lượm còn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương, đất nước.
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Học thuộc lòng thơ
Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Gợi ý :
- Sự chuẩn bị của Lượm, ngoại hình, tâm trạng của Lượm ?
- Nhiệm vụ của Lượm?
- Hoàn cảnh khi liên lạc, trận đánh dữ dội, đạn như mưa, mật thư rất quan trọng.
- Khi Lượm bị trúng đạn ...
- Suy nghĩ của em trước sự hy sinh anh dũng đó.