Soạn bài Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi) ngắn nhất
Soạn bài Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi)
I. Tác giả và tác phẩm
1. Tác giả (1925 – 1989)
- Quê Tiền Giang
- Viết văn từ năm khắng chiến chống Pháp.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích chương 18 của tác phẩm “Đất rừng phương Nam” (1957).
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Bài văn miêu tả cảnh sông nước vùng Cà Mau.
- Trình tự :
+ Càng đổ dần vào hướng Cà Mau xung quanh đơn điệu màu xanh sắc lá.
+ Đi qua những địa danh cụ thể về Cà Mau.
+ Thuyền đi xuôi dòng sông Nam Căn hùng vĩ, rộng lớn.
+ Đến chợ Năm Căn.
- Bố cục:
+ Đoạn 1 (Từ đầu ... màu xanh đơn điệu ) : Cảm tưởng chung về thiên nhiên.
+ Đoạn 2 (tiếp ... khói sóng ban mai) : Miêu tả kênh, rạch, con sông Năm Căn.
+ Đoạn 3 (còn lại) : Vẻ đẹp chợ Năm Căn.
⇒ Vị trí quan sát từ nhân vật “tôi” - ngồi trên thuyền, từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể. ⇒ Vị trí quan sát thuận lợi.
Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Đoạn văn đầu ấn tượng bao trùm về sông nước Cà Mau.
- Ấn tượng ấy thể hiện qua cái nhìn:
+ Kênh rạch chi chít như mạng nhện.
+ Tất cả đều là màu xanh đơn điệu (trời, nước, chung quanh).
- Thể hiện qua thính giác: Tiếng rì rào của rừng, của sóng Biển Đông.
- Cảm giác: đơn điệu, ru ngủ.
- Câu văn dài ngắn xen kẽ, vừa tả vừa kể.
Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Qua đoạn văn tác giả nói về cách đặt tên cho các vùng đất, con kênh ở cùng Cà Mau cho thấy: các địa danh được đặt tên giản dị, gần gũi với thiên nhiên, thể hiện đặc điểm của thiên nhiên cùng Cà Mau.
Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. Những chi tiết thể hiện sự hùng vĩ của Cà Mau. | b. Câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát ... xuôi về Năm Căn” | c. Màu sắc của rừng đước |
- Dòng sông: mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn giữa những đầu sóng trắng; con sông rộng hơn nghìn thước… - Rừng đước: dựng lên cao ngất như hai hãy trường thành vô tận; ngọn bằng tăm tắp, đắp từng bậc màu xanh lá mạ xanh rêu, xanh chai lọ… lòa nhòa trong sương mù và khói sóng ban mai. |
- Những động từ chỉ cùng một hoạt động của thuyền : thoát qua, đổ ra, xuôi về. - Nếu thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu sẽ không thể hiện các trạng thái hoạt động của con thuyền. - Cách dùng từ: chính xác và tinh tế |
- Màu xanh lá mạ: màu xanh còn con, màu xanh ngọc. - Màu xanh rêu: xanh đậm hơn, đây là những cây đước nhiều tuổi hơn. - Màu xanh chai lọ: màu xanh lòa nhòa ở trong khói của rừng đước xa hơn. |
Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Những chi tiết, hình ảnh về chợ Năm Căn thể hiện sự tấp nập, đông vui, trù phú, độc đáo:
- Quang cảnh: Túp lều lá thô sơ, ngôi nhà gạch hai tầng, đống gỗ cao, cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn, cây cối trù phú, nhà bè ban đêm,...
- Sinh hoạt: họp chợ trên sông, mưa bán, ăn nhậu trên thuyền,…
- Con người: những cô gái Hoa kiều, bà cụ người Miên,...
Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Qua bài văn, có thể cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã, hùng vĩ – nơi có những dòng sông rộng lớn và rừng đước bạt ngàn, có chợ Năm Căn đặc sắc, tấp nập, đông vui.
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Gợi ý
Trong đoạn văn cần nêu được ý:
- Đặc sắc của cảnh thiên nhiên, sông nước Cà Mau: rộng lớn, hùng vĩ...
- Cảnh chợ Năm Căn trù phú, tấp nập, độc đáo,...
- Giọng văn lôi cuốn, hấp dẫn vừa khái quát, vừa tỉ mỉ.
Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Khi kể tên các con sông ở quê mình, các bạn cần nêu một số đặc điểm chung và nét đặc sắc riêng của những con sông đó: hình dáng, màu nước, tốc độ dòng chảy, giá trị kinh tế, quang cảnh trên sông ở những thời điểm khác nhau,...
Ví dụ: Sông Hồng, sông Đà, sông Đáy,...