X

Soạn văn lớp 6

Soạn bài So sánh ngắn nhất


Soạn bài So sánh

I. So sánh là gì?

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Trẻ em – búp trên cành

b. Rừng đước – hai dãy trường thành.

Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Chúng có thể so sánh với nhau bởi giữa hai sự vật có nét tương đồng nào đó. Mục đích là tạo ra sự mới mẻ liên tưởng độc đáo.

Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Con mèo - con hổ.

- Giống nhau: hình thức.

- Khác nhau: tính chất (mèo hiền – hổ dữ).

⇒ Chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất của sự vật, cụ thể là con mèo.

⇒ Sự so sánh trong câu văn của Tạ Duy Anh là so sánh hơn kém (to hơn), không giống như sự so sánh ngang bằng (như) trong các ví dụ trên.

II. Cấu tạo của phép so sánh

Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Vế A
Sự vật được so sánh
Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B
Sự vật dùng để so sánh
trẻ em nhỏ, non trẻ Như búp trên cành
rừng đước dựng lên cao ngất Như hai dãy trường thành
con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ

Câu 2 (trang 25 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Một số từ so sánh khác: là, như là, giống như, tựa như là, bao nhiêu... bấy nhiêu, cũng là, hơn cả, không bằng...

Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Nét đặc biệt:

a. Dấu hai chấm (:) đóng vai trò là từ so sánh.

b. Đảo vị trí hai vế: Vế A đứng sau vế B.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 25 - 26 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. So sánh đồng loại b. So sánh khác loại
+ người - người: Dượng Hương Thư...giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
+ vật - vật: Phong cảnh đó khác gì một bức tranh sơn thủy (Phan Kế Bính)
+ vật - người: Thân em như tấm lụa đào(Ca dao).
+ cụ thể - trừu tượng: Con đi trăm núi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm. (Tố Hữu)

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

- khỏe như voi/trâu/hùm.

- đen như than/gỗ mun/bồ hóng.

- trắng như tuyết/bông/ngà.

- cao như núi Thái Sơn/sếu/cây sào.

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Những câu văn sử dụng phép so sánh trong 2 văn bản đã học :

- Những ngọn cỏ gẫy ... dao vừa lia qua.

- Cái chàng Dế Choắt ... gã nghiện thuốc phiện.

- Mỏ Cốc như cáu dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

- Càng đổ dẫn về hướng mũi ... như mạng nhện.

- Dòng sông Năm Căn mênh mông ... như thác.

- Những đống gỗ cạo như núi chất dựa bờ,...

- ...đã tô điểm cho Năm Căn...hơn tất cả các xóm chợ...

.....

Câu 4 (trang 27 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Chính tả (nghe – viết)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 6 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.