X

Soạn văn lớp 9

Tóm tắt bài Cố hương ngắn nhất


Tóm tắt bài Cố hương

Với các mẫu Tóm tắt bài Cố hương hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 9 hơn.

Tóm tắt bài Cố hương - Ngữ văn lớp 9

A/ Nội dung bài Cố hương

Cố hương – Một tác phẩm chứa đựng những trăn trở của nhà văn thông qua hành trình trở về quê của nhân vật “tôi’.

B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Cố hương

Tóm tắt bài Cố hương - mẫu 1

Sau 20 năm xa cách nhân vật “tôi” trở về quê lần cuối cùng để giã từ làng cũ và chuyển đến nơi ở mới. Trong cảm nhận của nhân vật “tôi” cảnh vật và con người quê hương đã có sự thay đổi theo hướng tàn tạ đi. Nhân vật “tôi” gặp lại thím Hai Dương và Nhuận Thổ, một người đã từ 20 năm trước, giờ đây tiều tụy và túng bấn. Nhân vật “tôi” rời làng và nghĩ về con đường xã hội trong tương lai.

Tóm tắt bài Cố hương - mẫu 2

Truyện kể lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật người kể chuyện (tôi) để đưa cả gia đình đến nơi làm ăn sinh sống. Nhân vật tôi đau xót nhận ra những thay đổi ghê gớm của làng quê, đặc biệt là sự tàn tạ, đần độn của Nhuận Thổ - người bạn thân thiết của “tôi” thời thơ ấu. Từ đó, người kể chuyện đã đề cập đến những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Từ đó, ông chỉ cho mọi người thấy xã hội phân chia giai cấp là do con người tạo ra. Để không còn thảm cảnh ấy nữa nhất thiết phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người với con người là bình đẳng. Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật tôi hi vọng mọi người sẽ có một tương lai sáng sủa hơn.

Tóm tắt bài Cố hương - mẫu 3

Chuyến về thăm quê sau hai mươi năm năm xa cách của nhân vật “tôi” để bán nhà, đưa gia đình đi nơi khác sinh sống. Đó là vào một buổi chiều ảm đạm. Ngồi trên thuyền, nhân vật “tôi” nhận ra một điều rất đáng buồn là quê hương mình đã đổi thay quá nhiều so với hai mươi năm trước. Nhưng đó là sự đổi thay khiến người ta đau lòng. Làng quê giờ đây xơ xác, tiêu điều. Con người già đi, xấu thêm và trở nên đần độn hoặc chua ngoa đanh đá (như Nhuận Thổ và thím Hai Dương). Đem theo gia đình, nhân vật “tôi” rời quê hương trong một buổi chiều muộn với niềm hy vọng và tin tưởng vào thế hệ tương lai: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.

Tóm tắt bài Cố hương - mẫu 4

Nhân vật tôi về thăm quê cũ sau hơn hai mươi năm xa cách. Mục đích là chuyến về quê cuối cùng để chuyển nhà đi nơi khác. Nhìn cảnh vật thay đổi, không còn được như xưa, nhân vật tôi rất buồn. Ông nhớ lại những kỉ niệm về quá khứ với Nhuận Thổ. Gặp lại Nhuận Thổ - người bạn thuở nhỏ đã trở nên tàn tạ, mụ mị đến đau lòng. Mọi người ở quê đều bị cái nghèo đói làm cho khổ sở hơn trước. “Tôi” ra đi mà không luyến tiếc với hy vọng về một tương lai tươi sáng cho quê hương.

Tóm tắt bài Cố hương - mẫu 5

Trong chuyến về quê cuối cùng, nhân vật tôi thấy làng quê mình bỗng trở nên tiêu điều, hoang vắng khác xưa. Và những con người xưa cũng đã đổi thay. Trong đó có Nhuận Thổ - người bạn niên thiếu nay đã tàn tạ, thụ động chịu đựng những bất công của xã hội Trung Quốc đương thời. Rời quê ra đi, trong tâm trạng buồn, tôi suy nghĩ về con đường đi của toàn xã hội để đưa đất nước Trung Hoa tiến lên.

C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị

- Hoàn cảnh sáng tác: Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập Gào thét (1923)

- Giá trị nội dung: Truyện ngắn phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của Xã hội Trung Quốc đầu TK XX đồng thời phê phán và hi vọng của tác giả trên cơ sở tình yêu quê hương và nhân dân là cơ sở tư tưởng của tác phẩm. Đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

- Giá trị nghệ thuật: 

+ Bố cục chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật : hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng.

+ Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật độc đáo góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

+ Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

+ Sáng tạo hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa triết lý.

Xem thêm các bài tóm tắt ngữ văn lớp 9 chọn lọc, hay khác: