X

Soạn văn lớp 9

Soạn bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại ngắn nhất


Soạn bài Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Câu 1 (trang 203 sgk Văn 9 Tập 1):

A. Các tác phẩm thơ

STT Tên tác phẩm Tác giả Năm sáng tác Thể loại Nội dung chính
1 Đồng chí Chính Hữu 1948 Tự do Bài thơ khắc họa hình ảnh người lính cách mạng với gương mặt tinh thần cao quý: tinh thần đồng đội, đồng chí, lí tưởng chiến đấu…Đồng thời cũng ca ngợi tình đồng chí, một tình cảm thiêng liêng cao đẹp được nảy sinh và tô luyện trong cuộc sống chiến đấu.
2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật 1969 Tự do Thông qua những hình ảnh độc đáo về những chiếc xe không kính, bài thơ muốn khắc họa và ca ngợi hình ảnh những người chiến sĩ lái xa trong thời kì kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
3 Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận 1958 Bảy chữ Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động đồng thời thể hiện niềm vui, niềm tự hào trước đất nước và cuộc sống lao động mới.

Qua bài thơ cũng cho chúng ta thấy một cái nhìn đầy tin tưởng, lạc quan của tác giả trước cuộc sống mới.

4 Bếp lửa Bằng Việt 1963 Tự do Bài thơ thể hiện tấm lòng trân trọng, biết ơn của người cháu đối với bà cũng như khơi gợi lại về sự tảo tần, đức hi sinh của người bà giành cho con, cho cháu. Tình cảm đó còn được gắn liền với tình yêu quê hương, yêu đất nước, con người.
5 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Nguyễn Khoa Điềm 1972 Tự do Tình yêu thương gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ chiến khu qua giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.
6 Ánh trăng Nguyễn Duy 1978 Năm chữ Bài thơ là lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu. Đồng thời cũng là lời nhắc đến chúng ta về đạo lí "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

B. Truyện hiện đại

STT Tên tác phẩm Tác giả Năm sáng tác Thể loại Nội dung chính
1 Làng Kim Lân 1948 Truyện ngắn Truyện ngắn thể hiện chân thực tình yêu làng thống nhất, bền chặt với tình yêu nước nhân vật ông Hai - người nông dân rời làng đi tản cư. Qua đó, truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước thủy chung của nhân dân ta trong thời đầu chống Pháp.
2 Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long 1970 Truyện ngắn Truyện ngắn khắc họa chân dung những con người lao động bình thường đang thầm lặng cống hiến hết mình cho đất nước "Trong cái lặng im của Sa Pa…". Đồng thời tác phẩm cũng gợi ra những vấn đề có ý nghĩa của cuộc sống lao động tự giác và chân chính đối với mỗi con người
3 Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng 1966 Truyện ngắn Thông qua câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh chuyện muốn khẳng định, ngợi ca tình cảm thiêng liêng, sâu nặng. Tình cảm ấy mang tính nhân văn cao đẹp, bền vững trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh

Câu 2 (trang 203 sgk Văn 9 Tập 1):

Tác phẩm - tác giả Cốt truyện Tình huống truyện Chủ đề
Làng ( Kim Lân) Ông Hai là người yêu tha thiết cái làng chợ Dầu. Dù phải đi tản cư, ông vẫn luôn nhớ và dõi theo tin tức về làng. Một hôm, khi nhận được tin làng chợ dầu theo giặc, ông vô cùng xấu hổ, tủi nhục. Suốt mấy ngày ông không dám đi dâu, ông chỉ biết tâm sự với người con trai út để vơi đi nỗi lòng. Nhưng rồi ông nhận được tin cải chính, làng chợ Dầu kiên cường chống giặc, ông vô cùng vui mừng, hạnh phúc và hãnh diện về làng. Ông Hai là người luôn hãnh diện về làng chợ Dầu của mình, nghe phải tin đồn làng theo giặc từ chính miệng những người tản cư dưới xuôi lên. Tình huống thắt nút câu chuyện một cách tự nhiên, bất ngờ, căng thẳng, đầy kịch tính. Truyện ngắn thể hiện chân thực tình yêu làng thống nhất, bền chặt với tình yêu nước nhân vật ông Hai - người nông dân rời làng đi tản cư. Qua đó, truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước thủy chung của nhân dân ta trong thời đầu chống Pháp.
Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa đơn giản, tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư mới ra trường và anh thanh niên làm công tác khí tượng tại nơi anh ở và làm việc trên đỉnh núi cao. Là tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, bất ngờ, đơn giản về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ba nhân vật: ông họa sĩ, cô kỹ sư và anh thanh niên trên chính ngôi nhà của anh thanh niên. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa muốn ca ngợi những con người lao động bình thường đang cống hiến hết mình cho Tổ quốc một cách thầm lặng như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cả thế giới những con người như anh. Qua tác phẩm, nhà văn muốn nói với bạn đọc rằng: "Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của sa pa… lo nghĩ như vậy cho đất nước" (sgk trang 186).
Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) Ông Sáu xa nhà 8 năm mới được trở về thăm nhà, thăm con. Thế nhưng khi về thì bé Thu đứa con đầu lòng và cũng là duy nhất của ông lại không nhận ra cha vì vết sẹo trên má của ông. Đến khi em nhận ra cha thì ông lại phải lên đường. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tâm sức vào làm chiếc lược ngà để tặng cho con. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông cố kịp trao lại cây lược cho người đồng đội để gửi lại cho cô con gái. Tình huống truyện bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu:

- Ông Sáu về thăm con nhưng bé Thu không nhận ra cha. Đến khi em nhận ra cha thì ông phải lên đường.

- Ông Sáu ở nơi căn cứ làm cây lược ngà tặng con, nhưng chưa kịp trao tặng cho con thì ông hi sinh.

Thông qua câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh chuyện muốn khẳng định, ngợi ca tình cảm thiêng liêng, sâu nặng. Tình cảm ấy mang tính nhân văn cao đẹp, bền vững trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh

Câu 3 (trang 203 sgk Văn 9 Tập 1): Tính cách nổi bật ông Hai:

* Khi ông Hai khi nghe phải tin đồn:

   + Ông bàng hoàng, sững sờ : "Cổ ông nghẹn cứng hẳn lại... không thở được", về nhà ông nằm vật ra giường, nhìn lũ trẻ tủi thân, đau đớn, niềm tin, nỗi ngờ vực giằng xé…

   + Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu.

   + Tâm sự với con để vơi đi nỗi buồn đau, giãi bày lòng mình.

* Khi nhận được tin cải chính: Ông Hai hoàn toàn thay đổi:

   + Nét mặt trở nên vui tươi rạng rỡ.

   + Hành động móm mém nhai trầu, cặp mắt hung đỏ hấp háy, lật đật chạy đi khoe, múa tay lên để khoe: "Tây nó đốt nhà tôi rồi…"

→ Lời cải chính như phép hồi sinh đối với ông.

⇒ Ông Hai là đại diện tiêu biểu cho người nông dân yêu nước, là nét đẹp truyền thống, mang tinh thần thời đại của kháng chiến.

* Mối quan hệ giữa tình yêu làng và tình yêu nước trong nhân vật ông Hai: Tình yêu làng và tình yêu nước trong lòng ông Hai có sự gắn bó bền chặt.Từ người nông dân yêu làng, ông trở thành người nông dân nặng lòng với đất nước, với kháng chiến. Khi đứng trước thử thách, sự lựa chọn, ông Hai đã đặt tình yêu nước lên trên hết nhưng sâu thẳm trong lòng ông vẫn đau đớn, xót xa. Khi nhận được tin cải chính, ông hai sung sướng vô bờ bởi tình yêu làng và tình yêu nước đã gắn bó hòa vào một.

Câu 4 (trang 204 sgk Văn 9 Tập 1): Vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên:

- Hoàn cảnh sống và làm việc: làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn với độ cao 2600m - nơi bốn bề quanh năm chỉ có cây và mây mù lạnh lẽo.

- Công việc: Năm nay qua năm khác anh làm công việc đo nắng, đo mưa… Đây là một công việc nhàm chán, đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh thần trách nhiệm cao.

- Là một người có nhiều phẩm chất đẹp:

   + Là người có suy nghĩ đúng đắn, sống say mê, gắn bó với công việc gian khổ của mình.

   + Coi công việc là niềm vui, nghĩ mình không hề cô độc.

   + Anh có cách sống đẹp của tuổi trẻ: chủ động, ngăn nắp, khoa học, không ngừng phấn đấu vươn lên.

   + Là con người khiêm tốn, giản dị: kể về cuộc sống của mình một cách bình dị, từ chối vẽ chân dung.

   + Sống cởi mở, nhiệt thành, quý trọng tình cảm con người.

⇒ Anh là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Viêt Nam trong thời kì miền Bắc đang tiến hành xây dựng XHCN, miền Nam đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ với tinh thần 3 sẵn sàng.

Câu 5 (trang 204 sgk Văn 9 Tập 1):

Bé Thu một em bé có cá tính, yêu ghét rạch ròi nhưng là người con có tấm lòng yêu thương cha sâu sắc.

* Trước khi nhận ra cha:

- Trong phút đầu gặp gỡ: bé Thu giật mình, tròn mắt nhìn, tái mặt đi, vụt chạy.

→ Thái độ ngạc nhiên, ngờ vực.

- Trong mấy ngày phép: Bé không gọi ông Sáu là cha, xa cách với người cha của mình, được ông Sáu gắp thức ăn cho em gắp trả lại, bị đánh đòn em không khóc rồi bỏ sang bà ngoại.

→ Là một em bé có cá tính mạnh mẽ, tình yêu thương cha sâu sắc, chân thành.

* Khi ông Sáu chuẩn bị lên đường: em kịp nhận ra cha, em chạy xô tới, dang tay ôm cổ, hôn cha khắp vùng, hôn cả vết theo dài trên má cha.

→ Tình yêu cha bộc lộ một cách tự nhiên, chân thành.

* Tình cảm cha con trong chiến tranh ở tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng: Tình cảm gia đình trong chiến tranh vô cùng thiêng liêng sâu nặng, bền vững, trải qua nhiều đau thương, mất mát, chia li… nhưng vẫn cao đẹp trong mọi hủy diệt của chiến tranh.

Câu 6 (trang 204 sgk Văn 9 Tập 1):

- Điểm chung của người lính cách mạng: lí tưởng chiến đấu cao cả, ý chí chiến đấu vượt lên gian khổ, thiếu thốn nhưng vẫn giữ được tinh thần lạc quan, đồng đội.

- Khác nhau: viết về người lính ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau, nhiệm vụ của mỗi người lính cũng khác nhau.

   + Đồng chí: ca ngợi tinh thần đồng chí, đồng đội của người lính bộ binh.

   + Bài thơ về tiểu đội xe không kính : khắc họa hình ảnh hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

Câu 7 (trang 204 sgk Văn 9 Tập 1): Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà ôi trong những lời ru ở bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm):

- Tình yêu thương con tha thiết: hình ảnh đứa con lúc nào cũng gắn liền với mẹ "Vai mẹ gầy nhấp nhô làn gối - Lưng đưa nôi và tim hát lên lời".

- Tình yêu thương con vô bờ của mẹ còn có sự hài hòa với tình yêu bộ đội, yêu dân làng:

   + "Mẹ thương a - kay , mẹ thương bộ đội".

   + Mẹ thương a - kay, mẹ thương làng đói".

   + " Mẹ thương a - kay, mẹ thương đất nước."

⇒ Hiện lên một người mẹ chiến khu vất vả, khổ nghèo nhưng một lòng, một dạ với cách mạng và kháng chiến, yêu thương con vô bờ bến và nặng tình với dân làng, bộ đội, đóng góp phần minh vào độc lập, tự do dân tộc.

Câu 8 (trang 204 sgk Văn 9 Tập 1): Búp pháp xây dựng hình ảnh thơ:

- Đồng chí (Chính Hữu): Hình tượng người lính được xây dựng theo bút pháp hiện thực: những khó khăn, gian khổ mà người lính phải trải qua. Nhưng vẫn có sự kết hợp giữa bút pháp lãng mạn, hình ảnh" đầu súng trăng treo" tạo nên bức tranh tuyệt đẹp về người lính - thi sĩ, thực - lãng mạn,…

- Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận): Hình ảnh thơ được miêu tả qua bút pháp lãng mạn, khoa trương nhưng xuất phát từ hiện thực với những liên tưởng độc đáo, mới lạ.

- Ánh trăng (Nguyễn Duy): có sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn. Hình ảnh "vầng trăng" tươi mát, gắn với tự nhiên nhưng cũng đồng thời biểu tượng cho nghĩa tình, tinh cảm bình dị của con người.

Câu 9 (trang 204 sgk Văn 9 Tập 1): Hình ảnh biểu tượng "Đầu súng trăng treo" (trong bài Đồng Chí - Chính Hữu):

Súng là biểu tượng cho khói lửa, chiến tranh nhưng trăng lại là hình ảnh biểu tượng cho cái đẹp, sự yên bình, nên thơ. Hình ảnh súng - trăng kết hợp hài hòa trở thành biểu tượng tuyệt đẹp về người lính - thi sĩ, thực - lãng mạn, dũng cảm - hào hoa.

- Hình ảnh biểu tượng "trăng" trong bài Ánh trăng - Nguyễn Duy: Là người bạn tri kỉ, với tình cảm bình dị, trong sáng với một người lính suốt từ thuở nhỏ đến thời kỳ chiến tranh ở rừng. Trăng còn biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa, của vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng đời sống.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 9 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.